Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép phân phối rượu

Hương Giang, Thứ Năm, 28/12/2023 - 10:36
Rượu là mặt hàng thường xuyên được tiêu thụ rất phổ biến tại Việt Nam và có giá trị cao trên thị trường. Do đó, ngày càng nhiều các cá nhân, tổ chức muốn tổ chức kinh doanh phân phối rượu để kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, vì đây là mặt hàng kinh doanh có điều kiện nên trước khi kinh doanh phân phối rượu, cá nhân, tổ chức cần làm đơn đề nghị cấp giấy phép phân phối rượu nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy cụ thể, mẫu đơn này soạn thảo như thế nào, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé:

Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép phân phối rượu

Sắp tới, anh A muốn mở cửa hàng kinh doanh phân phối mặt hàng rượu cao cấp tại địa phương X. Tuy nhiên anh A nghe nói để được phép kinh doanh mặt hàng này thì cần phải làm đơn xin cấp phép. Vậy cụ thể, cách soạn thảo đơn đề nghị cấp giấy phép phân phối rượu như thế nào, mời bạn đọc hãy cùng theo dõi nhé:

1. Phần mở đầu:

+ Người làm đơn cần ghi rõ tên đơn là “ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP PHÂN PHỐI RƯỢU” ở giữa mẫu đơn;

+ Người làm đơn cần xác định cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận là ai để điền vào mục kính gửi.

2. Phần nội dung:

+ Ghi rõ tên thương nhân là gì;

+ Trình bày cụ thể địa chỉ trụ sở kinh doanh, địa điểm sản xuất là tại đâu;

+ Nêu rõ các thông tin liên lạc cơ bản của công ty bao gồm số điên thoại liên hệ, số fax,…

+ Đặc biệt, cần nêu rõ thông tin về Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc các giấy tờ tài liệu tương đương khác;

Tiếp theo, tùy theo hình thức kinh doanh rượu là dưới hình thức sản xuất hay phân phối, bán buôn hay bán lẻ thì người làm đơn cần điền các thông tin tương ứng.

Chẳng hạn như nếu xin cấp phép phân phối rượu thì cần phải:

+ Liệt kê các loại rượu của thương nhân nào, nhà phân phối nào.

+ Nêu rõ đã được phép tổ chức phân phối tại tỉnh thành nào hay chưa.

+Được phép bán lẻ rượu tại địa điểm nào cần nêu cụ thể.

Hoặc trường hợp xin cấp phép bán lẻ rượu thì cũng cần nêu các thông tin như:

+ Nhà cung cấp;

+ Địa điểm mua bán;

Cuối đơn cần phải cam đoan các thông tin mà mình kê khai bên trên.

3. Kết luận:

Cuối cùng, người đại diện theo pháp luật cần ký và ghi rõ họ tên vào cuối đơn.

Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép phân phối rượu
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép phân phối rượu

Lưu ý khi soạn thảo mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép phân phối rượu

Khi soạn thảo đơn đề nghị cấp giấy phép phân phối rượu, người làm đơn cần lưu ý một số vấn đề sau đây để mẫu đơn được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhanh chóng, tránh mất thời gian đi lại nhiều lần. Cụ thể, người làm đơn cần đặc biệt lưu ý các vấn đề như sau:

Thứ nhất, để được cấp giấy phép phân phối rượu thì cá nhân, tổ chức trước tiên cần phải làm thủ tục đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thứ hai, cần xác định rõ hình thức phân phối rượu là gì, lựa chọn thương nhân nào cung cấp, nhãn hàng nào, xuất xứ tại đâu,… để nêu rõ trong đơn.

Thứ ba, ngoài đơn đề nghị cấp giấy phép phân phối rượu thì cá nhân, tổ chức cần chuẩn bị thêm một số giấy tờ khác khi nộp hồ sơ chẳng hạn như giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp,…

Thứ tư, sau khi hoàn thành đơn cần kiểm tra lại một lượt các thông tin đã điền vào để đảm bảo thông tin hoàn toàn chính xác, tránh mắc phải sai sót để có thể được cơ quan nhà nước phê duyệt đơn cấp phép nhanh chóng.

Vấn đề “Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép phân phối rượu” đã được chúng tôi giải đáp thắc mắc ở bên trên.

Tham khảo thêm:

Các câu hỏi thường gặp:

Thương nhân phân phối rượu cần tuân thủ theo những nguyên tắc nào?

Thương nhân phân phối rượu cần tuân theo những nguyên tắc sau:
Tuân thủ các quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 và các quy định khác theo quy định pháp luật;
Thương nhân phân phối rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên phải có giấy phép;
Trong quá trình phân phối rượu thương nhân phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, phòng cháy và chữa cháy.

Điều kiện để phân phối rượu là gì?

Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 105/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP và bị bãi bỏ một số nội dung bởi khoản 3 Điều 17 Nghị định 17/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện phân phối rượu như sau:
– Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
– Có hệ thống phân phối rượu trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên (đã bao gồm địa bàn doanh nghiệp đặt trụ sở chính); tại mỗi địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải có ít nhất 01 thương nhân bán buôn rượu.
Trường hợp doanh nghiệp có thành lập chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính để kinh doanh rượu thì không cần có xác nhận của thương nhân bán buôn rượu.
– Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu khác hoặc nhà cung cấp rượu ở nước ngoài.

5/5 - (1 bình chọn)