Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế gồm những gì?

Hương Giang, Thứ Hai, 08/01/2024 - 10:56
Mỗi cá nhân, tổ chức khi phát sinh nghĩa vụ thuế sẽ được cơ quan quản lý thuế cấp cho mã số thuế nhất định. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều lý do khiến cho mã số thuế của cá nhân, tổ chức chấm dứt hiệu lực. Khi đó, cá nhân, tổ chức cần phải làm hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo quy định. Vậy cụ thể, theo quy định hiện hành, hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế gồm những gì, hãy cùng Hoidapluat tìm hiểu qua nội dung sau đây.

Trường hợp nào chấm dứt hiệu lực mã số thuế hiện nay?

Mã số thuế là mã số do cơ quan có thẩm quyền cấp cho những đối tượng phát sinh nghĩa vụ thuế với cơ quan nhà nước. Trong một số trường hợp, mã số thuế của những đối tượng này sẽ chấm dứt hiệu lực. Vậy cụ thể theo quy định hiện hành, trường hợp nào. Dứt hiệu lực mã số thuế hiện nay, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé:

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, 2 Điều 39 Luật Quản lý thuế 2019, các trường hợp Chấm dứt mã số thuế hiện nay gồm các trường hợp sau:

Thứ nhất, trong trường hợp người nộp thuế đăng ký thuế gián tiếp thông qua các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thì mã số thuế sẽ chấm dứt hiệu lực nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Mã số thuế chấm dứt hiệu lực trong trường hợp phá sản, giải thể;

+ Trường hợp bị cơ quan nhà nước thu hồi lại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

+ Trường hợp bị hợp nhất, sáp nhập, chia tách.

Thứ hai, trong trường hợp người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp thì mã số thuế sẽ chấm dứt hiệu lực nếu:

+ Mã số thuế chấm dứt hiệu lực nếu bị cơ quan thuế ban hành thông báo răng không còn hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký trên giấy chứng nhận;

+ Các trường hợp như chết, mất năng lực hành vi dân sự, hoặc mất tích;

+ Các trường hợp chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các giấy tờ pháp lý có giá trị tương đương;

+ Các trường hợp khi tham gia đầu tư và nhà thầu kết thúc hợp đồng;

+ Các trường hợp như bị sáp nhập, hợp nhất,..

>>>Tham khảo thêm: Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp

Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế gồm những gì?

Trước đây, anh A có thành lập một doanh nghiệp tư nhân để kinh doanh các sản phẩm về sơn, vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, gần đây hoạt động kinh doanh gặp nhiều thua lỗ nên anh A muốn chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp này. Khi đó, anh A cần làm hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế của doanh nghiệp. Tuy nhiên, anh A băn khoăn không biết thiếu liệu theo quy định hiện nay, hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế gồm những gì, mời bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé:

Căn cứ theo quy định hiện hành, hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế còn những giấy tờ sau đây:

+ Thứ nhất, người nộp hồ sơ cần chuẩn bị văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo mẫu mà có qua nhà nước ban hành;

+ Thứ hai, cần chuẩn bị các giấy tờ khác liên quan chẳng hạn như bản sao quyết định chấm dứt hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;

+ Thứ ba, cần chuẩn bị bản sao quyết định thu hồi giấy Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nếu có;

+ Thứ tư, các giấy tờ hợp nhất, chia tách doanh nghiệp nếu có;…

Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế
Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế

Nguyên tắc chấm dứt hiệu lực mã số thuế

Mã số thuế có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý công tác, nghĩa vụ nộp thuế, kê khai thuế của cá nhân, tổ chức có nghĩa vụ. Khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế thì cũng còn phải tuân theo nguyên tắc mà pháp luật đề ra. Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 39 Luật Quản lý thuế 2019,, nguyên tắc chấm dứt hiệu lực mã số thuế được quy định như sau:

+ Kể từ khi cơ quan quản lý thuế ra quyết định thông báo chấm dứt hiệu lực thì mã số thuế sẽ không được sử dụng trong bất cứ các trường hợp nào.

+ Một khi đã chấm dứt hiệu lực của mã số thuế thì không được sử dụng lại bằng bất kỳ hình thức nào ngoại trừ các trường hợp mà pháp luật cho phép.

+ Trong trường hợp chấm dứt đồng thời mã số thuế của dân doanh nghiệp, tổ chức với mã số thuế cá nhân thì cũng cần phải thực hiện đồng thời mã số thuế của người nộp thay.

+ Đối với trường hợp mã số thuế của hộ kinh doanh thì mã số thuế của hộ kinh doanh khi chấm dứt hiệu lực sẽ không đồng thời chấm dứt hiệu lực mã số thuế của người đại diện hộ kinh doanh.

+ Trường hợp đơn vị chủ quản có mã số thuế bị chấm dứt hiệu lực thì các đơn vị phụ thuộc cũng phải bị chấm dứt theo.

Thắc mắc liên quan đến vấn đềHồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế đã được giải đáp.

Tham khảo thêm:

Các câu hỏi thường gặp:

Làm sao để hủy mã số thuế cá nhân?

Để hủy mã số thuế cá nhân, bạn có thể hủy mã số thuế thứ 2 trực tiếp tại cơ quan quản lý thuế theo các bước sau:
Bước 1: Hoàn thành các nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, bao gồm kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân, hoàn thuế (nếu có) và trả lời các yêu cầu của cơ quan thuế (nếu có).
Bước 2: Lập và gửi hồ sơ đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế cá nhân tại cơ quan quản lý thuế nơi bạn đăng ký mã số thuế. Hồ sơ bao gồm văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số 24/ĐK-TCT và các giấy tờ khác tùy từng trường hợp cụ thể.
Bước 3: Chờ nhận thông báo của cơ quan quản lý thuế về việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế cá nhân. Thời hạn xử lý là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Có bị phạt nếu quên chấm dứt hiệu lực mã số thuế không?

Người có 2 mã số thuế cá nhân có bị phạt nếu quên chấm dứt hiệu lực mã số thuế sau khi đổi công việc. Theo Luật Quản lý thuế 2019, người nộp thuế có nghĩa vụ đăng ký chấm dứt hiệu lực mã số thuế trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có văn bản chấm dứt hoạt động hoặc chấm dứt hoạt động kinh doanh.
– Nếu bạn đăng ký chấm dứt hiệu lực mã số thuế quá hạn từ 1 ngày đến 30 ngày, bạn sẽ bị phạt từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng.
– Nếu bạn đăng ký quá hạn từ 31 ngày đến 90 ngày, bạn sẽ bị phạt từ 3 triệu đồng đến 6 triệu đồng.
– Nếu bạn đăng ký quá hạn từ 91 ngày trở lên, hoặc không đăng ký chấm dứt hiệu lực mã số thuế, bạn sẽ bị phạt từ 6 triệu đồng đến 10 triệu đồng.
Vì vậy, bạn nên thực hiện thủ tục hủy mã số thuế cá nhân theo quy định để tránh bị xử phạt.

5/5 - (1 bình chọn)