Hồ sơ, thủ tục thực hiện dồn điền đổi thửa năm 2024

Hương Giang, Thứ Hai, 15/01/2024 - 10:42
Tại các vùng nông thôn, nơi mà các hộ gia đình, cá nhân hoạt động canh tác nông nghiệp phổ biến thì các vấn đề liên quan đến dồn điền, đổi thửa không còn xa lạ. Tuy nhiên, không phải cá nhân, hộ gia đình nào cũng nắm rõ thủ tục thực hiện dồn điền đổi thửa hiện nay như thế nào. Sau đây, Hoidapluat sẽ giúp quý độc giả làm rõ vấn đề này nhé:

Quy định chung về dồn điền đổi thửa hiện nay

Hộ gia đình ông T trước nay sinh sống tại một vùng nông thôn. Cả nhà ông có một vài thửa ruộng dùng để trồng lúa nước canh tác. Gần đây, ông T quan tâm đến vấn đề dồn điền đổi thửa nhưng băn khoăn không biết liệu pháp luật hiện hành quy định về dồn điền đổi thửa như thế nào, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé:

Trước hết, để được dồn điền đổi thửa thì cá nhân, hộ gia đình cần đáp ứng các điều kiện mà pháp luật quy định chẳng hạn như:

+ Điều kiện về giấy chứng nhận, sổ đỏ, sổ hồng,…

+ Điều kiện về việc đất đai không bị kê kiên;

+ Đất đai không có tranh chấp;

+ Đất đai vẫn còn đang trong thời hạn được phép sử dụng;…

Lưu ý: Các cá nhân, họ gia đình mong muốn dồn điền đổi thửa thì có thể tự thỏa thuận với nhau và lập thành văn bản.

Sau đó có thể gửi lên cơ quan có thẩm quyền tại địa phương để xem xét.

>>>Bài viết liên quan: Cách tính đền bù giải phóng mặt bằng

Hồ sơ làm thủ tục thực hiện dồn điền đổi thửa gồm những gì?

Anh P và hàng xóm của mình gần đây có thỏa thuận với nhau về việc dồn điền đổi thửa giữa hai bên. Sau khi đi đến thống nhất, hai bên muốn làm thủ tục này nhưng băn khoăn không biết liệu Hồ sơ làm thủ tục thực hiện dồn điền đổi thửa gồm những gì, mời độc giả cùng tìm hiểu qua nội dung sau nhé:

Theo quy định hiện hành, các giấy tờ hồ sơ cần chuẩn bị khi dồn điền đổi thửa gồm:

+ Thứ nhất, các bên cần cung cấp các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp của mình đối với thửa đất chẳng hạn như sổ đỏ, sổ hồng,… hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.

+ Thứ hai, cung cấp các văn bản, giấy tờ thỏa thuận về việc dồn điền đổi thửa giữa các bên;

+ Thứ ba, nếu có thế chấp đất thì phải cung cấp hợp đồng thế chấp;

+ Thứ tư, cung cấp các giấy tờ nhân thân như chứng minh, căn cước, hộ chiếu về những người có tên trong sổ đỏ, sổ hồng,…

+ Thứ năm, cung cấp các giấy tờ phê duyệt của cơ quan cấp trên về việc dồn điền đổi thửa;…

Thủ tục thực hiện dồn điền đổi thửa diễn ra như thế nào?

Thủ tục thực hiện dồn điền đổi thửa
Thủ tục thực hiện dồn điền đổi thửa

Ông B trước đây là nông dân chuyên canh tác trồng lúa nước. Tuy nhiên, nay đã lớn tuổi nên muốn dồn điền đổi thửa sang cho con cháu mình để tiếp tục duy trì công việc. Tuy nhiên ông B băn khoăn không biết liệu thủ tục thực hiện dồn điền đổi thửa được thực hiện như thế nào, mời độc giả cùng tìm hiểu qua nội dung sau nhé:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Cá nhân, hộ gia đình khi muốn làm thủ tục dồn điền đổi thửa cần chuẩn bị các hồ sơ giấy tờ nêu trên để nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại địa phương.

Bước 2: Nộp hồ sơ cho cơ quan nhà nước

Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận là Văn phòng đăng ký đất đai tại địa phương.

Bước 3: Xử lý hồ sơ

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ tiến hành đối chiếu, xử lý, kiểm tra các giấy tờ liên quan. Nếu hồ sơ hợp lệ sẽ gửi lên cho cơ quan cấp trên để phê duyệt.

Bước 4: Nhận kết quả

Sau khi hoàn tất công tác xử lý hồ sơ, cơ quan nhà nước sẽ tiến hành trả kết quả phê duyệt thực hiện dồn điền đổi thửa cho người có yêu cầu.

Những thắc mắc về vấn đề “Thủ tục thực hiện dồn điền đổi thửa” chúng tôi đã giải đáp cụ thể và chi tiết ở nội dung bên trên, hy vọng sẽ đem lại thông tin hữu ích cho quý độc giả.

Tham khảo thêm:

Các câu hỏi thường gặp:

Thời gian giải quyết thủ tục chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân để thực hiện dồn điền đổi thửa là bao lâu?

Căn cứ tại tiểu mục 23 Mục B Phụ lục 2 Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 1085/QĐ-BTNMT năm 2023 quy định vấn đề này như sau:
Thời gian giải quyết thủ tục chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân để thực hiện dồn điền đổi thửa sẽ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không quá 50 ngày.
Lưu ý: Thời gian này không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.
Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 10 ngày.
Kết quả giải quyết thủ tục hành chính phải trả cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả giải quyết.

Nguyên tắc của phương án dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp là gì?

Nghị định 64 về dồn điền đổi thửa quy định công tác chỉ đạo dồn điền đổi thửa tại các địa phương phải được thực hiện công khai, minh bạch và đảm bảo tính đồng thuận cao của người dân. Theo đó, lãnh đạo các địa phương không được tự ý sắp đặt dồn điền đổi thửa mà không thông qua ý kiến người sử dụng đất.
Quan trọng hơn hết, phương án dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp phải đảm bảo quy hoạch tổng thể. Như vậy mới tạo được sự thuận lợi cho công tác sản xuất lâu dài, không gây ảnh hưởng đến hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng…

5/5 - (1 bình chọn)