Sản xuất pháo nổ trái phép là vi phạm gì?

Hương Giang, Thứ Năm, 04/01/2024 - 11:28
Trong những ngày cận kề tết, nhiều người dân thường quan tâm đến việc sản xuất, sử dụng các loại pháo nổ để vui chơi, giải trí trong ngày lễ truyền thống lớn của dân tộc. Tuy nhiên, vì đây là một loại vũ khí nguy hiểm, có thể gây thái đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của người sử dụng hoặc người liên quan, do đó, nhà nước ta chỉ cho phép một số đối tượng nhất định với có thẩm quyền sản xuất, sử dụng pháo. Do đó nhiều người băn khoăn không biết liệu sản xuất pháo nổ trái phép là vi phạm gì theo quy định của pháp luật hiện hành? Sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé:

Các hành vi bị nghiêm cấm trong công tác quản lý, sử dụng pháo

Nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe cho người dân, nhất là trong những ngày cận tết, pháp luật nước ta đã ban hành quy định nêu rõ các hành vi bị nghiêm cấm trong công tác quản lý, sử dụng pháo. Các hành vi này bao gồm: 

Thứ nhất, pháp luật nghiêm cấm người dân tự Ý nghiên cứu, sản xuất, chế tạo, sử dụng trái phép các loại pháo nổ, pháo hoa, trừ trường hợp mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Thứ hai, nghiêm cấm mang pháo, thuốc pháo xuất nhập khẩu trái phép ra vào lãnh thổ Việt Nam, đặc biệt là những khu vực cấm.

Thứ ba, nghiêm cấm đi ra làm dụng việc sử dụng pháo để gây tác động nguy hiểm đến nền an ninh quốc phòng nói chung, ảnh hưởng đến lợi ích của cộng đồng.

Thứ tư nghiêm cấm, chiếm đoạt mua bán, trao đổi, các giao dịch khác như cho mượn, cho thuê, cầm cố các loại pháo.

Thứ năm, nghiêm cấm làm giả các loại giấy tờ liên quan đến giấy phép.

Thứ sáu, nghiêm cấm các hành vi không trung thực, khai báo sai lệch về việc sử dụng, bảo quản pháo hay thuốc pháo.

Thứ bảy, nhưng cấm việc chi giấu, làm sai lệch các thông tin liên quan đến các vụ việc, sự cố xảy ra do pháo.

Sản xuất pháo nổ trái phép là vi phạm gì?

Sản xuất pháo nổ trái phép là vi phạm gì
Sản xuất pháo nổ trái phép là vi phạm gì

Nhiều cá nhân, tổ chức lợi dụng dịp tết để sản xuất, chế nào chế tạo các loại pháo nổ chưa được cho phép để mua bán, giao dịch trên thị trường. Hành vi sản xuất pháo nổ trái phép là hành vi vi phạm pháp luật. Hành vi này có thể bị xử phạt hành chính·như sau:

Cá nhân, tổ chức có thể bị xử phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu có một trong các hành vi sau:

+ Thứ nhất, cá nhân tổ chức có các hành vi như sản xuất, chế tạo, sử dụng trái phép các loại vũ khí thô sơ trong đó có bao gồm pháo nổ;

+ Thứ hai, các hành vi như tàng trữ, vận chuyển các loại vũ khí chẳng hạn như vũ khí súng xanh, vũ khí thể thao, các phụ kiện nổ,…;

+ Thứ ba, nghiêm cấm các hành vi sản xuất, trang bị, thu gom các loại vật liệu nổ, hay các loại công cụ hỗ trợ vật liệu nổ;

+ Thứ tư, nghiêm cấm các hành vi như tàng trữ, lưu giữ trái phép, vận chuyển các loại nguyên liệu như thuốc pháo, các nguyên liệu để tạo ra pháo nổ;…

Đồng thời, cá nhân, tổ chức có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung chẳng hạn như tịch thu các loại tạo vật vật chứng vi phạm, nếu có giấy phép sử dụng thì tước giấy phép đó trong một khoảng thời gian nhất định.

Đồng thời, buộc các cá nhân, tổ chức vi phạm thực hiện các biện pháp nhằm khắc phục hậu quả chẳng hạn như khắc phục lại tình trạng ô nhiễm do sản xuất pháo nổ, nộp lại các khoản tiền thu được từ hoạt động phi pháp này,…

>>>Tham khảo thêm: Tết Âm lịch 2024 nghỉ mấy ngày

Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi tự chế pháo nổ dịp Tết Nguyên đán như thế nào?

Hành vi tự chế pháo nổ là hành vi tiềm tàng nhiều rủi ro đối với người sử dụng và người sản xuất ra nó. Trong nhiều trường hợp, cá nhân tổ chức vi phạm còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi tự chế pháo nổ theo quy định. Cụ thể, việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi tự chế pháo nổ dịp tết nguyên đán như sau:

Theo quy định tại Điều 305 Bộ luật Hình sự 2015, trách nhiệm hình sự đối với hành vi tự chế pháo nổ dịp tết nguyên đán có thể bị truy cứu về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ cụ thể như sau:

Thứ nhất, cá nhân tổ chức có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm nếu có hành vi sản xuất, chế tạo, tàng trữ các loại pháo, chiến loạn các vật liệu nổ.

Thứ hai, cá nhân tổ chức có thể bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm nếu có các hành vi như:

+ Phạm tội có tổ chức;

+ Tàng trữ, vận chuyển các loại phụ khí nổ với số lượng lớn;

+ Sử dụng pháo nổ và gây chết người, gây thiệt hại đến sức khỏe của người khác từ 61% trở lên; 

+ Đã bị xử phạt mà vẫn còn tái phạm;…

Thứ ba, cá nhân tổ chức  có thể bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm nếu có các hành vi vi phạm với số lượng loại pháo nổ lớn hơn, gây hậu quả nghiêm trọng hơn, cụ thể là làm chết 02 người; gây thiệt hại trên 500 triệu đồng;…

Thứ tư, cá nhân tổ chức  có thể bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm nếu có các hành vi vi phạm với tính chất vô cùng nguy hiểm, gây thiệt hại tính mạng cho 03 người trở lên,…

Thắc mắc liên quan đến vấn đềSản xuất pháo nổ trái phép là vi phạm gì? đã được giải đáp.

Tham khảo thêm:

Các câu hỏi thường gặp:

Sử dụng pháo trái phép trong dịp Tết Nguyên đán 2023 sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ vào điểm i khoản 3 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, người dân có thể bị phạt tiền lên đến 10.000.000 đồng nếu người dân sử dụng pháo trái phép.

Xử lý hành vi sử dụng pháo dưới tội danh gây rối trật tự công cộng thì bị phạt bao nhiêu năm tù?

Theo Điều 318 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về tội gây rối trật tự công cộng quy định: Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. (Đối với tội danh này, người phạm tội có thể bị phạt cao nhất đến 07 năm tù).

5/5 - (1 bình chọn)