Thay đổi nơi làm việc có cần cấp lại giấy phép lao động không?

Hương Giang, Thứ sáu, 12/01/2024 - 10:50
Hiện nay, nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài ngày càng tăng cao vì nhiều lý do. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, khi sử dụng lao động nước ngoài thì tổ chức đó cần phải xin giấy phép lao động cho nhân viên của mình. Trong một số trường hợp, giấy phép lao động bị hư hỏng, thất lạc,... thì phải xin cấp lại. Do đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu khi thay đổi nơi làm việc có cần cấp lại giấy phép lao động không, mời quý độc giả hãy cùng chúng tôi tìm hiểu:

Thay đổi nơi làm việc có cần cấp lại giấy phép lao động không?

Anh T là công dân nước ngoài về Việt Nam làm việc cho một tập đoàn viễn thông vào năm 2016. Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà gần đây anh T đã nghỉ việc tại nơi này và bắt đầu công việc tại một tổ chức khác. Do đó, anh T băn khoăn không biết liệu theo quy định hiện hành, Thay đổi nơi làm việc có cần cấp lại giấy phép lao động không, mời độc giả hãy cùng tìm hiểu nhé:

Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, một số trường hợp giấy phép lao động sẽ được cấp lại, cụ thể:

+ Thứ nhất, trường hợp giấy phép lao động bị hư hỏng;

+ Thứ hai, trường hợp giấy phép lao động bị thất lạc;

+ Thứ ba, trường hợp có sự thay đổi các thông tin về họ tên, hộ chiếu, nơi làm việc,…

Như vậy, khi thay đổi nơi làm việc thì người lao động cần làm thủ tục xin cấp lại giấy phép lao động theo quy định.

Thay đổi nơi làm việc có cần cấp lại giấy phép lao động
Thay đổi nơi làm việc có cần cấp lại giấy phép lao động

Quy trình cấp lại giấy phép lao động

Chị D là người Hàn Quốc sang Việt Nam làm việc vào năm 2020. Gần đây, chị nhận thấy giấy phép lao động của mình bị rách nên chị muốn xin cấp lại giấy tờ này. Vậy cụ thể, theo quy định hiện hành, Quy trình cấp lại giấy phép lao động được thực hiện như thế nào, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé:

Quy trình cấp lại giấy phép lao động được thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp lại giấy phép lao động

Hồ sơ xin cấp lại giấy phép lao động gồm bản sao có công chứng của các giấy tờ sau:

+ Thứ nhất, mẫu đơn xin cấp lại giấy phép theo quy định;

+ Thứ hai, giấy phép lao động đã được cấp trước đó;

+ Thứ ba, 02 hình thẻ kích thước 4×6;

+ Thứ tư, giấy tờ, văn bản thể hiện sự chấp thuận của việc sử dụng lao động nước ngoài.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Người làm đơn nộp hồ sơ cho Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tại địa phương.

Bước 3: Xử lý hồ sơ

Cơ quan có thẩm quyền tiến hành xác minh, đối chiếu các giấy tờ hồ sơ và tiến hành cấp lại giấy phép lao động cho người yêu cầu trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Bên cạnh đó, chúng tôi còn có những thông tin khác có thể quý bạn đọc sẽ cần như: Thẩm quyền biệt phái công chức.

Hình thức xử lý đối với trường hợp không xin giấy phép lao động

Giấy phép lao động là giấy tờ cần thiết nhằm hợp pháp hóa việc lao động nước ngoài sang Việt Nam làm việc. Nhiều trường hợp sử dụng lao động nước ngoài mà không có giấy phép lao động sẽ bị xử lý. Cụ thể, Hình thức xử lý đối với trường hợp không xin giấy phép lao động như sau:

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Nghị định 28/2020/NĐ-CP, mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, cụ thể:

Xử phạt hành chính từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với những trường hợp tổ chức, doanh nghiệp sử dụng lao động nước ngoài nhưng không đúng với nội dung trên giấy phép.

Mức phạt này áp dụng đối với cá nhân. Nếu tổ chức vi phạm sẽ bị xử phạt gấp đối số tiền trên.

Vấn đề “Thay đổi nơi làm việc có cần cấp lại giấy phép lao động” đã được giải đáp cụ thể và chi tiết ở nội dung bên trên.

Tham khảo thêm:

Các câu hỏi thường gặp:

Giấy phép lao động dùng để làm gì?

Giấy phép lao động là văn bản cho phép người nước ngoài đến làm việc tại một quốc gia khác, do cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận cấp. Nếu người nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam thì cần có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo Điều 7 Nghị định 152/2020/NĐ-CP.

Khi nào giấy phép lao động hết hiệu lực?

Căn cứ Điều 156 Bộ luật Lao động 2019 quy định các trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực gồm:
1. Giấy phép lao động hết thời hạn.
2. Chấm dứt hợp đồng lao động.
3. Nội dung của hợp đồng lao động không đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp.
4. Làm việc không đúng với nội dung trong giấy phép lao động đã được cấp.
5. Hợp đồng trong các lĩnh vực là cơ sở phát sinh giấy phép lao động hết thời hạn hoặc chấm dứt.
6. Có văn bản thông báo của phía nước ngoài thôi cử lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
7. Doanh nghiệp, tổ chức, đối tác phía Việt Nam hoặc tổ chức nước ngoài tại Việt Nam sử dụng lao động là người nước ngoài chấm dứt hoạt động.
8. Giấy phép lao động bị thu hồi.

5/5 - (1 bình chọn)