Trường hợp nào nhà nước thực hiện trưng dụng đất?
Gần đây, anh A nhận được thông báo về việc nhà nước sẽ trưng dụng đất của anh trong vòng 2 ngày để thực thi công việc nhằm đảm bảo quốc phòng an ninh. Tuy nhiên, anh A băn khoăn không biết liệu căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành, Trường hợp nào nhà nước thực hiện trưng dụng đất, hãy cùng chúng tôi làm rõ qua nội dung sau nhé:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 72 Luật Đất đai 2013, cơ quan nhà nước trong một số trường hợp có thể trưng dụng đất của cá nhân, tổ chức trong một thời hạn nhất định. Cụ thể các trường hợp đó bao gồm:
+ Các trường hợp trung dụng vì lý do khẩn cấp, phòng chống tai nạn thiên tai bất ngờ;
+ Trưng dụng vì lý do an ninh quốc phòng;
+ Trưng dụng để thực hiện các nhiệm vụ trong các tình huống chiến tranh,…
Khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành trưng dụng đất đai, cơ quan cần phải ban hành văn bản, quyết định để thông báo với cá nhân, tổ chức chủ sở hữu thửa đất đó.
Trong các trường hợp cấp bách hơn thì cơ quan nhà nước có thể ban hành quyết định trưng dụng bằng lời nói với cá nhân, tổ chức sở hữu đất trưng dụng.
Nhà nước sẽ được trưng dụng đất của người dân trong bao lâu?
Để đảm bảo an ninh, quốc phòng, an toàn cho cộng đồng, cơ quan nhà nước trong nhiều trường hợp buộc phải trưng dụng đất của người dân để thực thi nhiệm vụ. Do đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, Nhà nước sẽ được trưng dụng đất của người dân trong bao lâu, mời độc giả hãy cùng chúng tôi làm rõ nhé:
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 72 Luật Đất đai 2013, cơ quan nhà nước sẽ tiến hành trưng dụng đất trong thời hạn tối đa là 30 ngày, thời điểm này tính từ lúc quyết định trưng dụng được ban hành.
Việc trưng dụng đất cũng có thể được gia hạn nếu công việc chưa được hoàn thành, thời gian gia hạn tối đa không quá 30 ngày.
Ngoài ra, chúng tôi còn có các thông tin khác như Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu.
Quy định chi tiết về trình tự, thủ tục trưng dụng đất
Gần đây, ông L nhận được thông báo của cơ quan nhà nước về việc trưng dụng đất của ông để thực thi công tác phòng chống bão tại địa phương. Tuy nhiên, vì lần đầu đất của ông bị trưng dụng nên ông L băn khoăn không biết liệu theo quy định hiện hành, trình tự, thủ tục trưng dụng đất được thực hiện như thế nào, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé:
Căn cứ theo quy định tại Điều 67 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, thủ tục trưng dụng đất được diễn ra theo quy trình như sau:
Bước 1: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quyết định trưng dụng và gửi đến cá nhân, tổ chức sở hữu đất trưng dụng.
Quyết định này cần nêu rõ các thông tin cụ thể chẳng hạn như:
+ Thông tin của người ban hành quyết định trưng dụng;
+ Thông tin của cá nhân, tổ chức sở hữu đất trưng dụng;
+ Nêu rõ địa chỉ đất trưng dụng là tại đâu, thời hạn trưng dụng là bao lâu;
+ Nêu lý do trưng dụng là gì, mục đích cụ thể như thế nào,..
Bước 2: Tiến hành trưng dụng đất theo thông báo.
Bước 3: Khi hết thời hạn thì tiến hành trả lại đất cho cá nhân, tổ chức đó.
Việc hoàn trả đất trưng dụng cũng phải được lập thành văn bản gửi đến cho cá nhân, tổ chức đó.
Bước 4: Nếu trong quá trình trưng dụng đất xảy ra thiệt hại, cơ quan tổ chức có thẩm quyền cần xác định rõ các mức bồi thường thiệt hại là bao nhiêu.
Bước 5: Đại diện cơ quan, tổ chức tiến hành bồi thường thiệt hại cho cá nhân, tổ chức đó theo quy định của pháp luật.
Những thắc mắc về vấn đề “Trường hợp nào nhà nước thực hiện trưng dụng đất?” chúng tôi đã giải đáp cụ thể và chi tiết ở nội dung bên trên, hy vọng sẽ đem lại thông tin hữu ích cho quý độc giả.
Tham khảo thêm:
- Mẫu giấy phép xử lý chất thải nguy hại đúng quy định
- Download Mẫu hợp đồng thuê nhà ở đơn giản nhất
- Download Mẫu đơn ngừng kinh doanh hộ cá thể chuẩn quy định
Các câu hỏi thường gặp:
– Người có đất trưng dụng phải chấp hành quyết định trưng dụng.
Trường hợp quyết định trưng dụng đất đã được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật mà người có đất trưng dụng không chấp hành thì người quyết định trưng dụng đất ra quyết định cưỡng chế thi hành và tổ chức cưỡng chế thi hành hoặc giao cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện nơi có đất trưng dụng tổ chức cưỡng chế thi hành.
– Người có thẩm quyền trưng dụng đất có trách nhiệm giao cho tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng đất trưng dụng đúng mục đích, hiệu quả; hoàn trả đất khi hết thời hạn trưng dụng; bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng đất gây ra.
Căn cứ vào Khoản 7 Điều 72 Luật Đất đai 2013, việc bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng đất gây ra thực hiện như sau:
– Người có đất trưng dụng được bồi thường thiệt hại trong trường hợp đất trưng dụng bị hủy hoại; trường hợp người có đất trưng dụng bị thiệt hại về thu nhập do việc trưng dụng đất trực tiếp gây ra.
– Trường hợp đất trưng dụng bị hủy hoại thì việc bồi thường được thực hiện bằng tiền theo giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường tại thời điểm thanh toán.
– Nếu người có đất trưng dụng bị thiệt hại về thu nhập do việc trưng dụng đất trực tiếp gây ra thì mức bồi thường được xác định căn cứ vào mức thiệt hại thu nhập thực tế tính từ ngày giao đất trưng dụng đến ngày hoàn trả đất trưng dụng được ghi trong quyết định hoàn trả đất trưng dụng.