Xử phạt vi phạm hành chính đối với lấn chiếm đất công thế nào?

Hương Giang, Thứ Hai, 15/01/2024 - 10:37
Đất đai là tài sản có giá trị lớn, do đó, có không ít cá nhân, tổ chức dùng mọi thủ đoạn để sở hữu đất đai bất hợp pháp. Một trong những việc làm phổ biến chính là lấn chiếm đất công. Hành vi này khi bị phát hiện sẽ bị xử phạt thích đáng. Vậy cụ thể, theo quy định hiện hành, mức xử phạt vi phạm hành chính đối với lấn chiếm đất công thế nào? Hoidapluat sẽ giúp độc giả làm rõ ngay sau đây:

Như thế nào được xem là hành vi lấn chiếm đất công?

Anh T nghe nói hàng xóm của mình lấn chiếm sử dụng đất công trái phép để xây dựng xưởng gỗ. Tuy nhiên, anh T vẫn chưa hiểu như thế nào được coi là hành vi lấn chiếm đất công. Sau đây, hãy cũng Hoidapluat làm rõ nhé:

Theo quy định, lấn đất là hành vi tự ý di dời ranh giới thửa đất khi chưa được phép của cá nhân, tổ chức có thẩm quyền.

Chiếm đất là hành vi sử dụng đất:

+ Chưa được phép của cơ quan nhà nước về quản lý đất đai; hoặc

+ Tự ý sử dụng đất của cá nhân, tổ chức khác không xin phép; hoặc

+ Sử dụng đất khi chưa hoàn tất các thủ tục hành chính liên quan;…

Nếu có một trong các biểu hiện trên thì được xem là hành vi lấn chiếm đất công.

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi lấn chiếm đất công là bao lâu?

Anh A vừa qua bị cơ quan nhà nước phát hiện về hành vi sử dụng đất công trái phép của mình. Anh A vì quá hoảng sợ nên muốn bỏ trốn vì sợ bị phạt. Do đó, anh A băn khoăn không biết liệu thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi này là bao lâu, hãy cùng chúng tôi làm rõ nhé:

Về thời hiệu xử phạt vi phạm đối với hành vi lấn chiếm đất công, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi năm 2020, thời hiệu xử phạt là 02 năm.

Thời điểm này tính từ ngày mà phát hiện hành vi lấn chiếm đất. Nếu các đối tượng cố tình trốn tránh thì thời hiệu sẽ tính lại từ ngày chấm dứt hành vi trốn tránh.

>>>Tìm hiểu ngay: Trường hợp nào nhà nước thực hiện trưng dụng đất

Xử phạt vi phạm hành chính đối với lấn chiếm đất công thế nào?

Xử phạt vi phạm hành chính đối với lấn chiếm đất công
Xử phạt vi phạm hành chính đối với lấn chiếm đất công

Đất công là đất thuộc sở hữu nhà nước. Tuy nhiên, thực tế có nhiều cá nhân, tổ chức đã lấn chiếm đất này sử dụng vào mục đích riêng. Đây là hành vi vi phạm pháp luật. Vậy khi đó, mức xử phạt vi phạm hành chính đối với lấn chiếm đất được quy định như thế nào, hãy cũng Hoidapluat làm rõ nhé:

Theo quy định hiện hành, cá nhân nào có hành vi lấn chiếm đất công thì có thể bị xử phạt tiền ở các khung phạt như sau:

Đối với khu vực nông thôn:

+ Lấn chiếm đất dưới 0,05hecta thì bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;

+ Từ 0,05 – 0,1 hecta thì bị phạt từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng;

+ Từ 0,1 – 0,5 hecta thì bị phạt từ 40.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;

+ Từ 0,5 – 1 hecta thì bị phạt từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;

+ Từ 1 hecta trở lên thì bị phạt từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;…

Đối với khu vực thành thị:

Mức phạt hành vi lấn chiếm đất ở khu vực thành thị gấp đôi mức phạt ở khu vực nông thôn, cụ thể:

+ Lấn chiếm đất dưới 0,05hecta thì bị phạt từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng;

+ Từ 0,05 – 0,1 hecta thì bị phạt từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng;

+ Từ 0,1 – 0,5 hecta thì bị phạt từ 80.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;

+ Từ 0,5 – 1 hecta thì bị phạt từ 200.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng;

+ Từ 1 hecta trở lên thì bị phạt từ 400.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;…

Lưu ý: Nếu là tổ chức thì mức xử phạt sẽ gấp 02 lần mức phạt tiền nêu trên. Ngoài ra, các đối tượng vi phạm còn phải thực thi các biện pháp bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả nhằm khắc phục thiệt hại do hành vi vi phạm của mình.

Thắc mắc liên quan đến vấn đềXử phạt vi phạm hành chính đối với lấn chiếm đất công đã được giải đáp.

Tham khảo thêm:

Các câu hỏi thường gặp:

Doanh nghiệp lấn chiếm đất phi nông nghiệp để xây dựng công trình cần phải thực hiện những biện pháp khắc phục hậu quả gì?

Doanh nghiệp có hành vi lấn chiếm đất công để xây dựng xây dựng công trình thì phải thực hiện các biện pháp khắc phục sau:
(1) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm;
(2) Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất và các trường hợp người đang sử dụng đất vi phạm được tạm thời sử dụng cho đến khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP;
(3) Buộc thực hiện tiếp thủ tục giao đất, thuê đất theo quy định đối với trường hợp sử dụng đất khi chưa thực hiện xong thủ tục giao đất, thuê đất;
(4) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Doanh nghiệp có hành vi lấn chiếm đất công thì pháp nhân thương mại của doanh nghiệp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?

Căn cứ Điều 228 Bộ luật Hình sự 2015, người nào lấn chiếm đất trái với quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

5/5 - (1 bình chọn)