Hợp đồng thế chấp tài sản năm 2024

Thanh Loan, Thứ sáu, 28/06/2024 - 11:32
Hợp đồng thế chấp tài sản là một dạng hợp đồng bảo đảm, trong đó bên thế chấp sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ tài chính với bên nhận thế chấp, thường là các tổ chức tín dụng như ngân hàng. Việc ký kết và công chứng hợp đồng thế chấp tài sản đảm bảo tính pháp lý và quyền lợi của các bên liên quan. Tuy nhiên, không phải mọi hợp đồng thế chấp đều bắt buộc phải công chứng, chỉ những hợp đồng thế chấp liên quan đến bất động sản mới có yêu cầu này theo quy định của pháp luật.

Tài sản thế chấp được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 318 Bộ luật Dân sự 2015, tài sản thế chấp được quy định như sau:

  • Thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ: Vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ khi có thỏa thuận khác.
  • Thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ: Vật phụ gắn với tài sản đó thuộc tài sản thế chấp, trừ khi có thỏa thuận khác.
  • Thế chấp quyền sử dụng đất: Nếu tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp, thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ khi có thỏa thuận khác.
  • Tài sản thế chấp được bảo hiểm: Bên nhận thế chấp phải thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp. Tổ chức bảo hiểm sẽ chi trả tiền bảo hiểm trực tiếp cho bên nhận thế chấp khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.Trường hợp bên nhận thế chấp không thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp, tổ chức bảo hiểm sẽ chi trả tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm và bên thế chấp có nghĩa vụ thanh toán cho bên nhận thế chấp.
Hợp đồng thế chấp tài sản năm 2024
Hợp đồng thế chấp tài sản năm 2024

Hợp đồng thế chấp tài sản có phải là hợp đồng bảo đảm hay không?

Theo quy định tại Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015, thế chấp tài sản là việc một bên (bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ mà không giao tài sản cho bên kia (bên nhận thế chấp). Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ, hoặc các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.

Căn cứ khoản 5 Điều 3 Nghị định 21/2021/NĐ-CP, hợp đồng bảo đảm bao gồm các loại hợp đồng như: hợp đồng cầm cố tài sản, hợp đồng thế chấp tài sản, hợp đồng đặt cọc, hợp đồng ký cược, hợp đồng ký quỹ, hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu, hợp đồng bảo lãnh hoặc hợp đồng tín chấp.

Hợp đồng bảo đảm có thể là sự thỏa thuận giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm hoặc giữa bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm và người có nghĩa vụ được bảo đảm. Hợp đồng này có thể được thể hiện bằng hợp đồng riêng hoặc là điều khoản về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong các giao dịch dân sự khác, phù hợp với quy định của pháp luật.

Như vậy, theo các quy định nêu trên, hợp đồng thế chấp tài sản là một dạng hợp đồng bảo đảm.

Xem ngay: hợp đồng góp vốn mua đất của cá nhân

Có phải công chứng hợp đồng thế chấp tài sản không?

Hợp đồng thế chấp tài sản là một dạng hợp đồng bảo đảm nghĩa vụ tài sản. Thông thường, hợp đồng thế chấp tài sản được ký kết giữa cá nhân, tổ chức với ngân hàng. Để đảm bảo người vay thực hiện nghĩa vụ trả nợ, ngân hàng và người vay thường ký hợp đồng thế chấp, trong đó người vay dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong khoảng thời gian nhất định.

Hợp đồng thế chấp được lập thành văn bản và thường các ngân hàng sẽ yêu cầu người vay công chứng hợp đồng này. Tuy nhiên, theo các văn bản hiện hành, không có quy định bắt buộc phải công chứng hợp đồng thế chấp tài sản.

Trước đây, tại Điều 9 Nghị định 163/2006/NĐ-CP (đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Nghị định 102/2017/NĐ-CP) có quy định việc công chứng hợp đồng thế chấp do các bên thỏa thuận và chỉ phải công chứng trong trường hợp pháp luật yêu cầu. Tuy nhiên, Nghị định 102/2017/NĐ-CP không còn quy định này nữa, chỉ yêu cầu công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản gồm nhà ở, đất ở, tài sản gắn liền với đất… theo khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở, điểm a khoản 1 Điều 167 Luật Đất đai, và Điều 54 Luật Công chứng.

Như vậy, không có yêu cầu bắt buộc mọi hợp đồng thế chấp tài sản đều phải công chứng, mà chỉ có hợp đồng thế chấp bất động sản và thế chấp nhà ở mới phải công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Thẩm quyền công chứng hợp đồng thế chấp tài sản tại Khu công nghiệp

Điều 17 Nghị định số 04/2013/NĐ-CP ngày 07/01/2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật công chứng, quy định về thẩm quyền công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao như sau:
Công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng có thẩm quyền công chứng các hợp đồng, giao dịch về bất động sản theo quy định tại Điều 37 Luật công chứng, bao gồm cả các hợp đồng giao dịch về chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở.

Thẩm quyền đăng ký giao dịch bảo đảm hợp đồng thế chấp tài sản tại Khu công nghiệp

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh) nơi có đất, tài sản gắn liền với đất thực hiện đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của tổ chức trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam; cá nhân nước ngoài, tổ chức nước ngoài.
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất, tài sản gắn liền với đất hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất, tài sản gắn liền với đất trong trường hợp chưa thành lập Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (sau đây gọi là Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện) thực hiện đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

✅ Mẫu đơn:Hợp đồng thế chấp tài sản năm 2024
✅ Định dạng:File Word, File PDF
✅ Số lượng file:2
✅ Lượt tải:+1200
5/5 - (1 bình chọn)