Đất chưa tách thửa là gì?
Tách thửa là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền phân chia quyền sử dụng đất từ một người đứng tên trên sổ đỏ cho một hoặc nhiều người khác. Như vậy, đất tách thửa là đất được tách từ một diện tích đất lớn thành nhiều mảnh đất nhỏ cho nhiều người đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chuyên biệt.
Tuy nhiên việc tách thửa đất phải đảm bảo điều kiện để tách thửa. Diện tích tách thửa phải đảm bảo diện tích tối thiểu được tách thửa theo quy định của từng địa phương.
Những rủi ro khi mua đất chưa tách thửa
Khi mua đất chưa tách thửa, bạn có thể gặp phải những rủi ro sau:
1. Đất không thể ra sổ
Nhiều người đầu tư vào đất chưa tách sổ với hy vọng mua được giá rẻ và bán lại với giá cao sau khi hoàn tất thủ tục. Tuy nhiên, việc tách sổ không hề đơn giản. Nếu mảnh đất bạn mua không đáp ứng các yêu cầu pháp lý, việc xin cấp sổ đỏ sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí có thể không tách được. Hệ quả là bạn có thể bị chôn vốn trên chính mảnh đất mà bạn kỳ vọng sẽ sinh lời. Đồng thời, điều này còn ảnh hưởng đến quyền lợi của những người đồng sở hữu.
2. Phụ thuộc vào những người đồng sở hữu
Đất chưa tách sổ thường thuộc quyền sở hữu của nhiều người, vì vậy mọi quyết định liên quan đến mảnh đất phải có sự đồng ý của tất cả các bên. Nếu một bên không đồng ý, bạn sẽ không thể thực hiện các giao dịch như chuyển nhượng hay mua bán, dẫn đến tình trạng bế tắc. Trong trường hợp nhóm người chung tay mua đất mà không có thỏa thuận rõ ràng, dễ phát sinh tranh chấp về quyền lợi và nghĩa vụ.
Người mua cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro khi mua những mảnh đất như vậy. Các bên bán, do không thể tách sổ, có thể rao bán với giá rẻ và sử dụng hợp đồng viết tay không có công chứng. Nếu chỉ cầm sổ đứng tên người bán, giao dịch này sẽ không được pháp luật công nhận, tạo ra rủi ro cho người mua.
3. Bên bán lật kèo
Dù đã đặt cọc và hoàn tất giấy tờ, nếu giá đất tăng bất ngờ, bên bán có thể “lật kèo” vào phút chót. Số tiền bồi thường cho người mua so với mức chênh lệch giá khi đất tăng không phải là quá lớn, nên người bán có thể quyết định không bán.
4. Không thể xây dựng
Vì tính chất sở hữu chung và đôi khi không xác định được rõ ai là chủ sở hữu thực sự, khi bạn muốn xây dựng trên phần đất đã mua, có thể gặp các rủi ro sau: Các đồng sở hữu không đồng ý nên việc xin phép xây dựng sẽ không được chấp thuận; cơ quan chức năng có thể không đồng ý cấp phép xây dựng chỉ cho phần diện tích bạn đã mua.
Xem ngay: mẫu đơn xin rút hồ sơ chuyển nhượng đất
Hướng dẫn soạn thảo mẫu hợp đồng đặt cọc mua đất chưa tách thửa
Để soạn thảo Mẫu hợp đồng đặt cọc mua đất chưa tách thửa, bạn cần lưu ý các nội dung chính sau đây:
1. Thông tin các bên
- Bên đặt cọc (Bên A): Ghi rõ họ tên, số CMND/CCCD, địa chỉ thường trú, thông tin liên hệ.
- Bên nhận đặt cọc (Bên B): Ghi rõ họ tên, số CMND/CCCD, địa chỉ thường trú, thông tin liên hệ.
2. Thông tin về thửa đất
- Địa chỉ: Địa chỉ thửa đất.
- Diện tích: Diện tích đất theo giấy tờ liên quan.
- Giấy tờ pháp lý: Trạng thái pháp lý của đất (ví dụ: sổ đỏ, giấy tờ chuyển nhượng).
3. Số tiền đặt cọc
- Số tiền: Ghi rõ số tiền đặt cọc bằng số và bằng chữ.
- Hình thức thanh toán: Chuyển khoản hoặc tiền mặt.
4. Thời hạn đặt cọc: Thời hạn mà hai bên thỏa thuận về việc đặt cọc, bao gồm ngày bắt đầu và ngày kết thúc.
5. Cam kết của các bên
- Bên A: Cam kết về việc thanh toán số tiền đặt cọc đúng hạn.
- Bên B: Cam kết về việc sử dụng tiền đặt cọc đúng mục đích, không tẩu tán tài sản hoặc thực hiện các hành vi trái pháp luật.
6. Hậu quả pháp lý của việc vi phạm hợp đồng
Ghi rõ các điều khoản về việc xử lý vi phạm, như hoàn trả tiền cọc, bồi thường thiệt hại nếu có.
7. Thỏa thuận khác
Bất kỳ điều khoản bổ sung nào khác mà các bên thống nhất với nhau.
8. Chữ ký và xác nhận
Cả hai bên cùng ký vào hợp đồng và yêu cầu sự chứng kiến của người thứ ba (nếu cần thiết).
Sau khi soạn thảo, hợp đồng cần được in thành hai bản, mỗi bên giữ một bản để đảm bảo quyền lợi pháp lý.
Lưu ý:
- Trước khi ký kết hợp đồng, bạn nên kiểm tra kỹ các thông tin liên quan đến quyền sử dụng đất, đồng thời có thể tham khảo ý kiến của luật sư để đảm bảo hợp đồng được soạn thảo đúng quy định pháp luật.
Mời bạn xem thêm:
- Mẫu hợp đồng đại lý thương mại độc quyền mới năm 2024
- Thủ tục giám định chữ viết trong hợp đồng vay tiền năm 2024
- Mẫu hợp đồng mượn tài sản năm 2024
Câu hỏi thường gặp:
Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai năm 2013 thì người sử dụng đất được thực hiện mua bán, chuyển nhượng khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
– Đất phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
– Đất vẫn đang trong thời hạn sử dụng đất theo quy định pháp luật;
– Đất mua bán không được nằm trong diện tranh chấp đất đai;
– Đất không nằm trong diện kê biên tài sản để thi hành án;
– Đất tách thửa phải đảm bảo được diện tích sau khi tách thửa và kích thích của các cạnh phải đạt mức tối thiểu theo quy định pháp luật.
Các giấy tờ mà mỗi bên cần mang theo khi ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất gồm:
– Bên bán cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
Công văn cho phép tách thửa;
Giấy tờ nhân thân: Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân, sổ hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn (nếu là tài sản chung vợ chồng) hoặc cam kết là tài sản riêng của vợ hoặc chồng.
– Bên mua cần chuẩn bị các giấy tờ sau: Giấy tờ nhân thân: Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân, sổ hộ khẩu, đăng ký kết hôn (nếu vợ chồng mua chung) hoặc làm cam kết là tài sản riêng của vợ hoặc chồng.
❓ Câu hỏi: | Mẫu hợp đồng đặt cọc mua đất chưa tách thửa năm 2024 |
📰 Chủ đề: | Luật |
⏱ Thời gian đăng: | 16/08/2024 |
⏰ Ngày Cập nhật: | 16/08/2024 |