Mẫu hợp đồng ủy quyền sử dụng đất năm 2024

Thanh Loan, Thứ tư, 28/08/2024 - 11:40
Mẫu hợp đồng ủy quyền sử dụng đất năm 2024 là văn bản quan trọng, giúp cá nhân hoặc tổ chức ủy quyền cho người khác thực hiện các công việc liên quan đến việc sử dụng đất đai. Với mẫu hợp đồng này, các bên có thể yên tâm về tính pháp lý và quyền lợi khi tham gia giao dịch. Bài viết cung cấp mẫu hợp đồng chuẩn nhất, phù hợp với quy định pháp luật hiện hành, cùng với hướng dẫn chi tiết cách lập hợp đồng ủy quyền sử dụng đất trong năm 2024.

Mẫu hợp đồng ủy quyền sử dụng đất là gì?

Ủy quyền theo quy định tại Điều 135 Bộ luật Dân sự 2015 là việc thỏa thuận giữa các bên, trong đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền. Đây là một trong hai hình thức đại diện theo pháp luật, quyền đại diện này có thể được xác lập thông qua thỏa thuận giữa người đại diện và người được đại diện, hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hoặc theo điều lệ của pháp nhân.

Từ quy định này, có thể hiểu Giấy ủy quyền sử dụng đất là văn bản ghi nhận việc một cá nhân hoặc tổ chức được chỉ định bởi người ủy quyền để thay mặt họ thực hiện các công việc liên quan đến việc sử dụng đất trong phạm vi được cho phép.

Giấy ủy quyền sử dụng đất thường được sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Người ủy quyền đang ở nước ngoài hoặc ở địa phương khác, khiến việc quản lý và sử dụng đất không thuận tiện;
  • Người ủy quyền không thể trực tiếp thực hiện giao dịch đất đai do lý do sức khỏe;
  • Vợ chồng ủy quyền tài sản để phân chia tài sản chung…

Đại diện theo ủy quyền được quy định như thế nào?

Quy định về đại diện theo ủy quyền được nêu trong Điều 138 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

  1. Cá nhân hoặc pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân hoặc pháp nhân khác thực hiện và xác lập giao dịch dân sự.
  2. Các thành viên trong hộ gia đình, tổ hợp tác, hoặc tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận để cử một cá nhân hoặc pháp nhân khác làm đại diện theo ủy quyền thực hiện và xác lập giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung.
  3. Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, ngoại trừ trường hợp pháp luật yêu cầu giao dịch dân sự phải được thực hiện bởi người từ đủ 18 tuổi trở lên.

Việc đại diện theo ủy quyền sẽ chấm dứt trong các trường hợp sau:

a) Theo thỏa thuận;

b) Khi thời hạn ủy quyền kết thúc;

c) Công việc được ủy quyền đã hoàn thành;

d) Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt ủy quyền;

đ) Người được đại diện hoặc người đại diện (nếu là cá nhân) qua đời; hoặc pháp nhân chấm dứt tồn tại;

e) Người đại diện không còn đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 134 của Bộ luật này;

g) Các lý do khác khiến việc đại diện không thể tiếp tục.

Về hậu quả pháp lý của hành vi đại diện, Điều 139 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

  1. Giao dịch dân sự được xác lập và thực hiện bởi người đại diện trong phạm vi ủy quyền sẽ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với người được đại diện.
  2. Người đại diện có quyền thực hiện các hành vi cần thiết để đạt được mục đích đại diện.
  3. Nếu người đại diện biết hoặc nên biết rằng hành vi đại diện là do nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa, hoặc cưỡng ép nhưng vẫn thực hiện, thì hành vi đó không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ khi người được đại diện biết và không phản đối.

Phạm vi đại diện của người đại diện theo Điều 141 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

  1. Người đại diện chỉ được xác lập và thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi được ủy quyền dựa trên các căn cứ sau:

a) Quyết định của cơ quan có thẩm quyền;

b) Điều lệ của pháp nhân;

c) Nội dung ủy quyền;

d) Các quy định khác của pháp luật.

  • Nếu phạm vi đại diện không được xác định cụ thể, người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập và thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ khi có quy định khác của pháp luật.
  • Một cá nhân hoặc pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau, nhưng không được nhân danh người được đại diện để thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của họ, trừ khi pháp luật có quy định khác.
  • Người đại diện phải thông báo cho bên giao dịch biết về phạm vi đại diện của mình.

Tìm hiểu thêm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Mẫu hợp đồng ủy quyền sử dụng đất năm 2024
Mẫu hợp đồng ủy quyền sử dụng đất năm 2024

Nội dung Giấy ủy quyền sử dụng đất gồm những gì?

Hiện pháp luật chưa có quy định cụ thể về mẫu Giấy ủy quyền sử dụng đất, các bên có thể tự soạn Giấy ủy quyền hoặc sử dụng các mẫu có sẵn nhưng cần đảm bảo có đầy đủ thông tin:

– Thông tin của bên ủy quyền, bên nhận ủy quyền: Họ tên, số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân; nơi đăng ký hộ khẩu thường trú; quốc tịch; số điện thoại…

Trường hợp bên ủy quyền là tổ chức thì ghi thông tin của người đại diện.

– Nội dung ủy quyền: Ghi rõ thông tin của mảnh đất ủy quyền sử dụng:

+ Số thửa đất;

+ Hạng đất;

+ Loại đất;

+ Diện tích;

+ Thông tin Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…

– Thời gian ủy quyền: Nên ghi rõ từ ngày/tháng/năm nào đến ngày/tháng/năm nào…

– Quyền và nghĩa vụ của bên ủy quyền, bên nhận ủy quyền…

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

Giấy ủy quyền sử dụng đất có bắt buộc công chứng, chứng thực không?

Mặt khác, theo điểm d khoản 4 Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, các trường hợp chứng thực chữ ký có đề cập đến Giấy ủy quyền như sau:
Chứng thực chữ ký trong giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản.
Theo đó, Giấy ủy quyền sử dụng đất chỉ được chứng thực chữ ký trong trường hợp không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường, không liên quan đến chuyển quyền sở hữu tài sản, sử dụng bất động sản.
Như vậy, theo các căn cứ nêu trên thì Giấy ủy quyền sử dụng đất là giấy tờ liên quan đến sử dụng bất động sản, do đó vẫn cần chứng thực chữ ký trên Giấy ủy quyền.

Có cần công chứng giấy ủy quyền đất không?

Hiện nay không có quy định bắt buộc các bên phải công chứng văn bản ủy quyển trong pháp luật. Tuy nhiên, có một số trường hợp ngoại lệ có chứng thực, và với tài sản có giá trị lớn, dễ xảy ra tranh chấp như đất đai, do đó hai bên vẫn nên công chứng văn bản ủy quyền đất để phòng tránh rủi ro về sau.
Căn cứ vào Điều 42 Luật Công chứng năm 2015, người dân có thể công chứng bất cứ văn bản ủy quyền để đảm bảo sự xác thực của văn bản. Theo khoản 2 Điều 55 Luật Công chứng, các bên còn có thể đến hai văn phòng công chứng khác nhau để thực hiện thủ tục công chứng văn bản ủy quyền.
Theo đó, hồ sơ công chứng gồm các giấy tờ: phiếu yêu cầu công chứng, dự thảo hợp đồng hoặc giấy ủy quyền, chứng minh nhân dân/ căn cước công dân/ hộ chiếu, sổ hộ khẩu, đăng ký kết hôn, giấy tờ về tài sản liên quan.
Thời hạn công chứng mẫu giấy ủy quyền ký giấy tờ nhà đất thường là 02 ngày làm việc, trường hợp có nhiều nội dung phức tạp thì thời hạn kéo dài không quá 10 ngày làm việc. 

❓ Câu hỏi:Mẫu hợp đồng ủy quyền sử dụng đất năm 2024
📰 Chủ đề:Luật
⏱ Thời gian đăng:28/08/2024
⏰ Ngày Cập nhật:28/08/2024
5/5 - (1 bình chọn)