Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm

Hương Giang, Thứ hai, 18/12/2023 - 11:58
Thương trường hiện nay quả thật là vô cùng khắc nghiệt  vì ngày càng nhiều các công ty, các doanh nghiệp được thành lập. Để được tồn tại và có được vị trí trong lĩnh vực mà mình kinh doanh, mỗi doanh nghiệp đều ngày càng đang phấn đấu để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Trong đó, có không ít các doanh nghiệp sử dụng các thủ đoạn cạnh tranh bất chính mà pháp luật nghiêm cấm, gây mất cân bằng nền kinh tế. Vậy cụ thể, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm hiện nay gồm các hành vi nào? Hoidapluat sẽ giúp quý độc giả làm rõ ngay sau đây.

Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm

Hiện nay, tỉ lệ các doanh nghiệp thành lập mới ngày càng chiếm đa số. Do đó, sức cạnh tranh trên thường trường của các tổ chức kinh tế ngày càng khốc liệt. Thực tế cho thấy có không ít các doanh nghiệp sử dụng những phương pháp, cách thức không công bằng, gian lận nhằm cạnh tranh không lành mạnh với đối thủ nhằm giành lấy vị trí thống lĩnh thị trường.

Nhằm hạn chế các thủ đoạn này, pháp luật nước ta đã liệt kê các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm tại văn bản Luật cạnh tranh. Cụ thể Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018 liệt kê các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm gồm các hành vi sau đây:

Thứ hất, hành vi được coi là cạnh tranh không lành mạnh khi xâm phạm các bí mật kinh doanh của đối thử dưới các hình thức như:

+ Xâm phạm bằng cách sử dụng các biện pháp nhằm phá bỏ hàng rào bảo vệ an ninh đối với bí mật kinh doanh của đối thủ;

+ Xâm phạm bằng cách công khai tiết lộ, công bố các bí mật kinh doanh của đối thủ;

+ Xâm phạm bằng cách hành vi khác mà không được sự cho phép của đối thủ;…

Thứ hai, hành vi được coi là cạnh tranh không lành mạnh khi sử dụng các thủ đoạn nhằm đe dọa đối tác của đối thủ không được tiếp tục hợp tác kinh doanh với đối thủ.

Thứ ba, hành vi đưa các thông tin sai sự thật nhằm bôi nhọ danh dự, uy tín của đối thủ.

Thứ tư, sử dụng các thủ đoạn nhằm quấy rối, gây trở ngại cho hoạt động kinh doanh của đối thủ.

Thứ năm, sử dụng các thủ đoạn nhằm lôi kéo khách hàng của đối thủ dưới các hình thức như:

+ Tạo ra các thông tin giả, các thông tin như khuyến mãi, giảm giá nhằm thu hút khách hàng;

+ Phá giá các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ nhằm lôi kéo khách hàng;…

Ngoài ra, còn có nhiều các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác được quy định tại các văn phạm quy phạm pháp luật khác.

Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm
Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm

Thời hạn điều tra vụ việc cạnh tranh là bao lâu?

Vừa qua, doanh nghiệp N vừa dính vào vụ việc lùm xùm do doanh nghiệp T khởi tố vì hành vi cạnh tranh không lành mạnh, cụ thể là tạo tin đồn thất thiệt gây ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp T. Vì lần đầu dính đến các vụ việc kiện tụng này, doanh nghiệp N băn khoăn không biết liệu theo quy định hiện hành, Thời hạn điều tra vụ việc cạnh tranh là bao lâu, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé:

Căn cứ theo quy định tại Điều 81 Luật Cạnh tranh 2018, thời hạn điều tra vụ việc cạnh tranh được quy định như sau:

Thứ nhất, đối với vụ việc hạn chế cạnh tranh:

Thời hạn điều tra vụ việc là 09 tháng, có thể gia hạn thêm 03 tháng nếu vụ việc quá phức tạp. Cần lưu ý rằng thời hạn này tính từ ngày ra quyết định điều tra và chỉ được gia hạn một lần duy nhất.

Thứ hai, đối với vụ việc tập trung kinh tế:

Thời hạn điều tra là 90 ngày, có thể gia hạn thêm 60 ngày nếu vụ việc phức tạp. Chú ý rằng thời hạn này tính từ ngày ra quyết định điều tra và cũng chỉ được gia hạn một lần duy nhất.

Thứ ba, đối với vụ việc cạnh tranh không lành mạnh:

Thời hạn điều tra là 60 ngày, có thể gia hạn thêm 60 ngày nếu vụ việc phức tạp. Cũng tương tự như hai vụ việc trên, thời hạn này tính từ ngày ra quyết định điều tra và cũng chỉ được gia hạn một lần duy nhất.

Cần lưu ý rằng, các bên bị điều tra liên quan đều phải được thông báo trước ít nhất là 07 ngày làm việc (trước khi kết thúc thời hạn điều tra) về việc gia hạn thời hạn điều tra.

>>>Xem thêm bài viết: quy định về ký hợp đồng có thời hạn

Các hình thức xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động sản xuất kinh doanh trên thương trường. Khi phát hiện ra cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm thì cơ quan nhà nước sẽ có những hình thức xử lý hành vi đó phù hợp nhằm răn đe những đối tượng vi phạm.

Căn cứ theo quy định tại Điều 110 Luật Cạnh tranh 2018. có các hình thức xử lý cá nhân, tổ chức có hành vi cạnh tranh không lành mạnh như sau:

Thứ nhất, đối tượng có hành vi cạnh tranh không lành mạnh mà pháp luật cấm có thể bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền.

Đồng thời, các đối tượng này còn có thể bị áp dụng các hình phạt bổ sung khác chẳng hạn như tịch thu tang vật chứng, thu hồi giấy phép kinh doanh, tịch thu khoản tiền thu được từ hành vi trái phép,…

Từ đó, các đối tượng còn phải thi hành các biện pháp nhằm khắc phục những thiệt hại do mình gây ra, chẳng hạn như:

+ Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm có nghĩa vụ thỏa thuận lại các điều khoản có nội dung cạnh tranh không lành mạnh trong hợp đồng;

+ Tổ chức lại cơ cấu của doanh nghiệp nhằm hạn chế vị trí thống lĩnh;

+ Bị cơ quan nhà nước giám sát trong một thời gian nhất định;

+ Các biện pháp khác nhằm khắc phục lại hậu quả do hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ra…

Trên đây là những giải đáp liên quan đến chủ đề “Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm”. Mong rằng sẽ giúp ích cho quý độc giả.

Tham khảo thêm:

Các câu hỏi thường gặp:

Việc xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 90 Luật Cạnh tranh 2018, việc xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh được quy định như sau:
– Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc, báo cáo điều tra và kết luận điều tra, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phải ra một trong các quyết định sau đây:
+ Xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh;
+ Yêu cầu Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh điều tra bổ sung trong trường hợp nhận thấy các chứng cứ thu thập chưa đủ để xác định hành vi vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh. Thời hạn điều tra bổ sung là 30 ngày kể từ ngày ra quyết định;
+ Đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh không lành mạnh.
– Thời hạn xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh trong trường hợp điều tra bổ sung là 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, báo cáo điều tra và kết luận điều tra bổ sung.

Mức phạt hành chính đối với vi phạm về cạnh tranh không lành mạnh xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh là bao nhiêu?

Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với các hành vi:
– Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó;
– Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó.

5/5 - (1 bình chọn)