Mẫu báo cáo nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan năm 2024
Căn cứ theo khoản 4 Điều 15 Thông tư 12/2018/TT-BCT được sửa đổi bởi Điều 25 Thông tư 42/2019/TT-BCT quy định như sau:
Điều 15. Cấp Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan
4.Thương nhân có trách nhiệm báo cáo định kỳ hàng quý trước ngày 10 của tháng đầu tiên quý kế tiếp hoặc đột xuất bằng văn bản qua dịch vụ bưu chính về tình hình thực hiện nhập khẩu theo yêu cầu của Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu) theo mẫu quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư này. Trước ngày 30 tháng 9 hàng năm, thương nhân gửi báo cáo (thay cho báo cáo quý III) qua dịch vụ bưu chính đến Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu) để đánh giá khả năng nhập khẩu cả năm, đề nghị điều chỉnh tăng, giảm hạn ngạch nhập khẩu được cấp hoặc báo cáo số lượng hàng hóa không có khả năng nhập khẩu để phân giao cho thương nhân khác.
Theo đó, mẫu báo cáo nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan mới nhất năm 2024 là mẫu tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư 12/2018/TT-BCT.
Xem thêm: Thủ tục đăng ký cấp chứng chỉ hành nghề đại lý thuế
Việc áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan phải bảo đảm những vấn đề nào?
Việc áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan xuất khẩu, hạn ngạch thuế quan nhập khẩu phải đảm bảo những yếu tố nào?
Căn cứ theo Điều 21 Luật Quản lý ngoại thương 2017, các biện pháp hạn ngạch thuế quan xuất khẩu và nhập khẩu phải tuân thủ các quy định sau:
- Tuân thủ điều ước quốc tế: Áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan xuất khẩu và nhập khẩu theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Không áp dụng đối với sản xuất, gia công hàng xuất khẩu: Không áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa được dùng để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu.
- Công khai và minh bạch: Việc áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan phải bảo đảm công khai, minh bạch về số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa, cũng như công khai, minh bạch và khách quan về phương thức phân giao hạn ngạch.
Như vậy, các biện pháp này phải đảm bảo tính công khai, minh bạch và khách quan về số lượng, khối lượng, trị giá hàng hóa và phương thức phân giao hạn ngạch thuế quan xuất khẩu, nhập khẩu.
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 15 Thông tư 12/2018/TT-BCT, quy định như sau:
Điều 15. Cấp Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan
Trên cơ sở lượng hạn ngạch thuế quan công bố hàng năm và đăng ký của thương nhân, Bộ Công Thương xem xét cấp Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan cho thương nhân.
Hồ sơ cấp Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan thực hiện theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP, cụ thể như sau: a) Đơn đăng ký hạn ngạch thuế quan nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục XIII kèm theo Thông tư này: 1 bản chính. b) Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
Quy trình cấp Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP, cụ thể như sau:
a) Thương nhân nộp 1 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu), địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định hoặc cần bổ sung tài liệu giải trình, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Công Thương thông báo để thương nhân hoàn thiện hồ sơ. c) Thời hạn giải quyết việc cấp Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan cho thương nhân là trong vòng 10 ngày làm việc, tính từ thời điểm phân giao theo quy định tại khoản 5 Điều 14 Thông tư này và Bộ Công Thương nhận được bộ hồ sơ đầy đủ, đúng quy định. Trường hợp không cấp giấy phép, Bộ Công Thương trả lời thương nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Như vậy, thẩm quyền cấp giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan thuộc về Bộ Công Thương.
Mời bạn xem thêm:
- Mẫu báo cáo thành tích cá nhân mới năm 2024
- Mẫu báo cáo kết quả tập sự hành nghề công chứng năm 2024
- Mẫu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng năm 2024
Câu hỏi thường gặp:
Căn cứ theo Điều 21 Luật Quản lý ngoại thương 2017, việc áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan xuất khẩu, hạn ngạch thuế quan nhập khẩu phải tuân theo nguyên tắc dưới đây:
Áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan xuất khẩu, hạn ngạch thuế quan nhập khẩu theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Không áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa được dùng để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu.
Việc áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan xuất khẩu, hạn ngạch thuế quan nhập khẩu phải bảo đảm công khai, minh bạch về số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa.
Việc áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan xuất khẩu, hạn ngạch thuế quan nhập khẩu phải công khai, minh bạch, khách quan về phương thức phân giao hạn ngạch thuế quan xuất khẩu, hạn ngạch thuế quan nhập khẩu.
Những mặt hàng thuộc đối tượng được cấp Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan gồm:
Mặt hàng thuốc lá nguyên liệu: Thương nhân có giấy phép sản xuất thuốc lá điếu do Bộ Công Thương cấp và có nhu cầu sử dụng thuốc lá nguyên liệu nhập khẩu cho sản xuất thuốc lá điếu.
Mặt hàng muối: Thương nhân có nhu cầu sử dụng muối cho sản xuất được cơ quan quản lý chuyên ngành xác nhận.
Mặt hàng trứng gia cầm: Thương nhân có nhu cầu nhập khẩu trứng gia cầm.
Mặt hàng đường tinh luyện, đường thô: Thực hiện theo hướng dẫn hàng năm của Bộ Công Thương trên cơ sở trao đổi ý kiến với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính.
Như vậy, doanh nghiêp sản xuất có thể xin cấp Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan nếu có nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá nhưng phải đảm bảo về giấy phép sản xuất thuốc lá điếu do Bộ Công Thương cấp.
✅ Mẫu đơn: | Mẫu báo cáo nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan năm 2024 |
✅ Định dạng: | File Word, File PDF |
✅ Số lượng file: | 2 |
✅ Lượt tải: | +1200 |