Mẫu biên bản điều tra tai nạn lao động hàng hải năm 2024

Thanh Loan, Thứ tư, 29/05/2024 - 11:31
Mẫu biên bản điều tra tai nạn lao động hàng hải là tài liệu quan trọng được lập ra nhằm ghi nhận và điều tra chi tiết về các vụ tai nạn lao động xảy ra trên biển. Biên bản này giúp xác định nguyên nhân, diễn biến và hậu quả của tai nạn, từ đó làm cơ sở cho việc giải quyết bồi thường và xử lý trách nhiệm của các bên liên quan. Cùng tìm hiểu thêm về mẫu biên bản điều tra tai nạn lao động hàng hải năm 2024 trong bài viết của Hỏi đáp luật nhé!

Biên bản điều tra tai nạn lao động hàng hải được sử dụng khi nào?

Biên bản điều tra tai nạn lao động hàng hải được lập khi xảy ra tai nạn lao động trong lĩnh vực hàng hải. Đây là văn bản ghi lại quá trình điều tra của các cơ quan chức năng về cơ sở xảy ra tai nạn, thành phần đoàn điều tra, những người tham dự điều tra, lý lịch của người bị nạn, thông tin chi tiết về vụ tai nạn, diễn biến xảy ra, nguyên nhân và kết luận về vụ tai nạn, thiệt hại do tai nạn và các thông tin liên quan khác. Biên bản này là cơ sở để giải quyết, xác định trách nhiệm của các bên liên quan, bồi thường thiệt hại, và phục vụ công tác thống kê, báo cáo tai nạn lao động hàng hải.

Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 01/2020/TT-BGTVT ngày 20 tháng 01 năm 2020 của Bộ Giao thông Vận tải, tai nạn hàng hải là sự kiện liên quan trực tiếp đến hoạt động của tàu biển gây ra một trong các hậu quả sau: chết người, mất tích, bị thương nặng; tàu biển đâm va; hư hỏng nghiêm trọng cấu trúc tàu; tàu mất tích, chìm đắm, mắc cạn, mất khả năng điều động; hư hỏng kết cấu hạ tầng hàng hải hoặc gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Tai nạn hàng hải không bao gồm những hành vi cố ý gây thiệt hại đối với con người, tàu biển, kết cấu hạ tầng hàng hải hoặc môi trường.

>>>Xem thêm: Mẫu hợp đồng lao động không thời hạn

Khi nào người sử dụng lao động phải tiến hành điều tra tai nạn lao động?

Theo Điều 35 của Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, người sử dụng lao động phải tiến hành điều tra tai nạn lao động trong các trường hợp sau:

Mẫu biên bản điều tra tai nạn lao động hàng hải năm 2024
Mẫu biên bản điều tra tai nạn lao động hàng hải năm 2024

Tai nạn lao động nhẹ và nặng một người:

  • Người sử dụng lao động phải thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở để điều tra các vụ tai nạn lao động làm bị thương nhẹ hoặc làm bị thương nặng một người lao động thuộc thẩm quyền quản lý của mình. Đoàn điều tra gồm người sử dụng lao động hoặc người được ủy quyền làm Trưởng đoàn và các thành viên như đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở, người làm công tác an toàn lao động, người làm công tác y tế và một số thành viên khác.
  • Nếu tai nạn làm bị thương nặng một người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra tai nạn phải lập biên bản và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Tai nạn lao động chết người hoặc làm bị thương nặng nhiều người:

  • Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh phải thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh để điều tra các vụ tai nạn lao động chết người, hoặc làm bị thương nặng từ hai người lao động trở lên. Đoàn điều tra cấp tỉnh bao gồm đại diện của Thanh tra chuyên ngành về an toàn, vệ sinh lao động, đại diện Sở Y tế, đại diện Liên đoàn Lao động cấp tỉnh và một số thành viên khác.
  • Điều tra lại vụ tai nạn lao động đã được điều tra ở cấp cơ sở khi có khiếu nại, tố cáo hoặc khi cần thiết.

Tai nạn lao động nghiêm trọng hoặc phức tạp:

  • Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp trung ương để điều tra các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng hoặc có tính chất phức tạp vượt quá khả năng xử lý của Đoàn điều tra cấp tỉnh. Đoàn điều tra cấp trung ương gồm đại diện Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và một số thành viên khác.
  • Điều tra lại vụ tai nạn lao động đã được điều tra ở cấp tỉnh khi cần thiết.

Như vậy, người sử dụng lao động phải tiến hành điều tra khi có tai nạn lao động làm bị thương nhẹ hoặc nặng một người lao động thuộc thẩm quyền quản lý của mình, trừ khi vụ việc đã được cơ quan quản lý cấp tỉnh hoặc trung ương điều tra.

Hướng dẫn soạn thảo biên bản điều tra tai nạn lao động hàng hải

Hướng dẫn soạn thảo biên bản điều tra tai nạn lao động hàng hải:

  • Tên đơn vị thực hiện điều tra tai nạn lao động hàng hải.
  • Tên ngành, mã ngành theo hệ thống ngành kinh tế do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo quy định của Luật thống kê.
  • Ghi tên, mã số theo danh mục và mã số các đơn vị kinh tế, hành chính sự nghiệp theo quy định pháp luật hiện hành trong báo cáo, thống kê.
  • Ghi theo tên và mã số nghề nghiệp theo danh mục nghề nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo quy định của Luật thống kê.
  • Ghi rõ loại hợp đồng lao động:
    • Không xác định thời hạn
    • Xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng
    • Theo mùa, vụ hoặc theo một công việc nhất định thời hạn dưới 12 tháng

Lưu ý:

Chủ tàu có trách nhiệm lập hồ sơ vụ tai nạn lao động hàng hải. Trong trường hợp có nhiều thuyền viên bị tai nạn lao động trong cùng một vụ, mỗi thuyền viên sẽ được lập một bộ hồ sơ riêng. Hồ sơ này bao gồm bản chính hoặc bản sao các tài liệu sau:

a) Biên bản khám nghiệm hiện trường (nếu có)

b) Sơ đồ hiện trường

c) Ảnh hiện trường, ảnh nạn nhân

d) Biên bản khám nghiệm tử thi hoặc khám nghiệm thương tích, trừ trường hợp mất tích theo tuyên bố của Tòa án

đ) Biên bản giám định kỹ thuật, giám định pháp y, kết luận giám định tư pháp (nếu có)

e) Biên bản lấy lời khai của nạn nhân, người biết sự việc hoặc người có liên quan đến vụ tai nạn lao độngg) Biên bản điều tra tai nạn lao động

h) Biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động

i) Giấy chứng thương của cơ sở y tế điều trị (nếu có)

k) Giấy ra viện của cơ sở y tế điều trị (nếu có)

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Các trường hợp điều tra tai nạn hàng hải?

Tai nạn hàng hải nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng phải được điều tra.
Các tai nạn hàng hải ít nghiêm trọng có thể được điều tra hay không điều tra do Giám đốc Cảng vụ hàng hải quyết định. Trường hợp không điều tra, Cảng vụ hàng hải phải báo cáo Cục Hàng hải Việt Nam.

Thẩm quyền điều tra tai nạn hàng hải?

Giám đốc Cảng vụ hàng hải khu vực có trách nhiệm tổ chức điều tra tai nạn hàng hải xảy ra trong vùng nước cảng biển thuộc phạm vi quản lý và tai nạn hàng hải khác do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam giao;
Trong trường hợp tai nạn hàng hải xảy ra tại vùng nước cảng biển, tàu biển liên quan đến tai nạn tiếp tục hành trình đến vị trí neo đậu được chỉ định tại vùng nước cảng biển khác, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định giao tổ chức điều tra tai nạn hàng hải đó cho Cảng vụ hàng hải nơi xảy ra tai nạn hoặc nơi tàu biển neo đậu. Khi tàu đến vị trí neo đậu được chỉ định trong vùng nước cảng biển thuộc khu vực quản lý, Giám đốc Cảng vụ hàng hải có trách nhiệm cử ngay người có chuyên môn, nghiệp vụ lên tàu kiểm tra hiện trường và thu thập các chứng cứ.
cCục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định giao tổ chức điều tra tai nạn hàng hải xảy ra ngoài vùng nước cảng biển Việt Nam cho một Cảng vụ hàng hải phù hợp.

✅ Mẫu đơn:Mẫu biên bản điều tra tai nạn lao động hàng hải năm 2024
✅ Định dạng:File Word, File PDF
✅ Số lượng file:2
✅ Lượt tải:+1200
5/5 - (1 bình chọn)