Mẫu biên bản thanh lý hàng tồn kho năm 2024

Thanh Loan, Thứ Hai, 01/07/2024 - 13:43
Biên bản thanh lý hàng tồn kho là tài liệu quản lý ghi nhận quá trình xử lý và thanh lý các mặt hàng tồn kho của công ty. Đây là công việc quan trọng trong quản lý hàng hóa để đảm bảo sự minh bạch và tuân thủ quy trình của doanh nghiệp. Cùng tham khảo thêm về mẫu biên bản thanh lý hàng tồn kho trong bài viết dưới đây của Hỏi đáp luật nhé!

Biên bản thanh lý hợp đồng mua bán hàng hóa là gì?

Biên bản thanh lý hợp đồng mua bán hàng hóa là văn bản để các bên ghi nhận những nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa đã được hoàn tất và những nội dung chưa được hoàn tất, đồng thời xác nhận lại khối lượng, chất lượng công việc cũng như các nghĩa vụ phát sinh sau quá trình hoàn thành công việc theo hợp đồng mua bán hàng hóa mà hai bên đã ký kết.

Mục đích của việc xác lập biên bản thanh lý hợp đồng mua bán hàng hóa

Mục đích của việc lập biên bản thanh lý hợp đồng mua bán hàng hóa là:

  • Xác định lại quyền và nghĩa vụ đã được thực hiện hoặc còn tồn động theo thỏa thuận trong hợp đồng, đồng thời xác định hậu quả của việc này.
  • Giải phóng các quyền và nghĩa vụ đã thực hiện giữa các bên, từ đó tránh các tranh chấp có thể xảy ra sau này.
  • Xác định trách nhiệm tài sản và hậu quả pháp lý của các bên trong hợp đồng, đặc biệt là khi phải thanh lý trước khi hợp đồng mua bán không còn hiệu lực.

Hướng dẫn soạn thảo biên bản thanh lý hàng tồn kho

Người soạn thảo biên bản thanh lý hàng tồn kho cần lưu ý các vấn đề sau khi bắt đầu soạn thảo:

Phần mở đầu:

  • Thông tin cơ bản:
    • Quốc hiệu – tiêu ngữ: Lề phải của đầu biên bản ghi “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”.
    • Tên công ty và số quyết định: Lề trái của đầu biên bản ghi thông tin công ty và số quyết định. Ví dụ: “Công ty Cổ phần ABC, Số: …../…../QĐ-…..”.
    • Địa điểm và ngày lập biên bản: Ghi rõ dưới phần Quốc hiệu, tiêu ngữ.
    • Tên biên bản: Ví dụ: “BIÊN BẢN THANH LÝ HÀNG HOÁ TỒN KHO”.
  • Căn cứ thanh lý:
    • Biên bản họp Hội đồng quản trị số ………….., ngày ……;
    • Quyết định số:…….., ngày………. về việc thành lập Hội đồng thanh lý hàng tồn kho, của Hội đồng quản trị Công ty ……;
    • Giá bán các sản phẩm mới cùng loại trên thị trường địa phương tại thời điểm khảo sát giá.
  • Thông tin về Hội đồng thanh lý hàng tồn kho: Ghi rõ họ và tên, chức vụ của các thành viên.

Nội dung chính của biên bản thanh lý:

  • Điều 1: Thẩm định thực tế và định giá hàng hóa tồn kho:
    • Tên các tài sản thanh lý.
    • Số lượng hàng hóa cần thanh lý, bao gồm số lượng sản phẩm, giá trị sổ sách, giá trị thanh lý và các ghi chú quan trọng (nếu có).
    • Tổng giá trị thanh lý các hàng hóa.
  • Điều 2: Phương án thanh lý các hàng hóa:
    • Đối tượng thanh lý.
    • Cách thức thanh lý.
    • Giá trị thanh lý.
  • Điều 3: Quy định đối tượng thực hiện công việc thanh lý hàng hóa tồn kho:
    • Bàn giao công việc thanh lý hàng tồn kho cho các bên có thẩm quyền như Hội đồng thanh lý hàng hóa, Ban quản kho, Phòng quản lý hàng hóa.
  • Điều 4: Quy định về số tiền thu được khi thanh lý hàng hóa.
  • Điều 5: Hiệu lực của biên bản thanh lý hàng tồn kho:
    • Ví dụ: Quyết định thanh lý có hiệu lực kể từ ngày……

Phần kết thúc:

  • Tên và chữ ký: Ghi rõ tên và chữ ký của thư ký và chủ tọa.

Việc lập biên bản thanh lý hàng tồn kho cần tuân thủ đầy đủ các bước trên để đảm bảo tính hợp pháp và minh bạch trong quá trình thanh lý tài sản của công ty.

Xem ngay: Mẫu biên bản giao nhận hàng hóa

Mẫu biên bản thanh lý hàng tồn kho năm 2024
Mẫu biên bản thanh lý hàng tồn kho năm 2024

Trình tự và thủ tục thanh lý hàng tồn kho

Bước 1: Đề nghị thanh lý

Trưởng đơn vị quản lý trực tiếp hàng hóa tồn kho sẽ làm Giấy đề nghị công ty tiến hành thanh lý đối với các hàng hóa trong kho.

Bước 2: Thành lập hội đồng thanh lý

Công ty sẽ tiến hành họp để thành lập hội đồng thanh lý hàng tồn kho sau khi nhận được đề nghị thanh lý từ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp. Cuộc họp sẽ xem xét thực trạng hàng hóa tồn kho để quyết định xem có cần phải thực hiện thanh lý hay không.

Bước 3: Ra quyết định thành lập Hội đồng thanh lý

Nếu thấy cần thiết phải thanh lý số hàng hóa tồn kho, hội đồng thanh lý sẽ ra quyết định thành lập và bao gồm các nội dung sau:

  • Thành viên hội đồng thanh lý
  • Người chịu trách nhiệm
  • Các bên liên quan

Bước 4: Xác minh và lập biên bản xác nhận

Hội đồng thanh lý sẽ tiến hành xác minh thực tế về số hàng hóa tồn kho, kiểm kê cả về số lượng và chất lượng, và lập biên bản xác nhận hiện trạng các hàng hóa cần thanh lý. Biên bản xác nhận cần ghi rõ:

  • Ngày, tháng lập biên bản
  • Thành viên hội đồng thanh lý và chức vụ
  • Kiểm kê các hàng hóa (tên hàng hóa, số lượng, chất lượng)

Bước 5: Lập Biên bản thẩm định hàng hóa

Hội đồng thẩm định sẽ lập biên bản thẩm định hàng hóa, ghi rõ chủng loại, số lượng, chất lượng, phương thức thanh lý, giá trị thanh lý, và trình lên Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc để xem xét và quyết định phương án thanh lý.

Bước 6: Phê duyệt phương án thanh lý

Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc sẽ quyết định phê duyệt phương án thanh lý hàng tồn kho.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Thanh lý hàng tồn kho kê khai thuế như thế nào đối với thuế TNDN?

Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền thanh lý hàng tồn bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế là doanh thu chưa bao gồm thuế GTGT.

Thanh lý hàng tồn kho kê khai thuế như thế nào đối với thuế GTGT?

Giá bán hàng hóa chưa có thuế GTGT. Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế GTGT.
Đối với hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế GTGT.
Đối với hàng hóa vừa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, vừa chịu thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế thuế GTGT.
*Giá tính thuế trên đã bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh được hưởng.
Giá tính thuế được xác định bằng đồng Việt Nam. Trường hợp người nộp thuế có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu để xác định giá tính thuế.

✅ Mẫu đơn:Mẫu biên bản thanh lý hàng tồn kho năm 2024
✅ Định dạng:File Word, File PDF
✅ Số lượng file:2
✅ Lượt tải:+1200
5/5 - (1 bình chọn)