Tải về mẫu Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư IRC chuẩn pháp lý

Hương Giang, Thứ Năm, 04/01/2024 - 11:31
Để phát triển nền kinh tế đất nước, cơ quan nhà nước đã và đang thúc đẩy các hoạt động đầu tư trong và ngoài nước nói chung. Việc làm này có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế quốc gia. Tuy nhiên để được đầu tư hợp pháp, thì các đầu tư cần phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư IRC theo quy định. Vậy mẫu Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư IRC hiện nay là mẫu nào? Mời độc giả hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé:

Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư IRC

Hoạt động đầu tư tại trong lãnh thổ Việt Nam sẽ chịu sự điều chỉnh, quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Các cá nhân, tổ chức đủ điều kiện sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư IRC theo quy định. Vậy nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư IRC gồm những gì, hãy cùng theo dõi nhé:

Theo quy định tại Điều 40 Luật Đầu tư 2020, , Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư IRC sẽ ghi nhận các thông tin sau:

+ Thứ nhất, giấy chứng nhận đầu tư sẽ ghi nhận các thông tin liên quan đến nhà thầu, nhà đầu tư, dự án đầu tư là tên gì;

+ Thứ hai, giấy chứng nhận nêu rõ địa điểm được hả Yến dự án đầu tư là ở đâu, mã số dự án đầu tư là bao nhiêu;

+ Thứ ba, giấy chứng nhận nêu rõ quy mô của dự án, vốn đầu tư của dự án là bao nhiêu, nêu rõ mục tiêu của dự án là hướng đến điều gì;

Thứ tư, giấy chứng nhận cũng ghi nhận thời gian thực hiện của dự án là bao lâu, đồng thời ghi nhận tiến độ của dự án đầu tư qua các thời kỳ;

+ Thứ năm, ghi nhận các điều kiện đối với nhà đầu tư nếu có, các hình thức ưu đãi, các hình thức hỗ trợ đầu tư cùng điều kiện nếu có;…

Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư IRC

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư IRC
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư IRC

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư IRC là một trong những loại giấy tờ quan trọng và cần thiết để các nhà đầu tư có thể hoạt động đầu tư hợp pháp trên phạm vui lãnh thổ của một quốc gia. Tại Việt Nam, điều kiện để các cá nhân, tổ chức được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư IRC được quy định tại Điều 36 Nghị định 31/2021/NĐ-CP như sau: 

+ Thứ nhất, khi muốn đăng ký đầu tư thì ngành nghề đăng ký không được thuộc các ngành nghề mà pháp luật nước sở tại cấm.

+ Thứ hai, nhà đầu tư cần phải xác định được vị trí, địa điểm thực hiện dự án đầu tư là tại đâu. Đồng thời, cần phải có các giấy tờ hợp lệ liên quan đến quyền sử dụng, khai thác đất tại địa điểm đó;

+ Thứ ba, nhà đầu tư cần phải lưu ý dự án đầu tư cần phải tuân thủ theo chính sách quy hoạch của địa phương đó, đặc biệt là các dự án quy hoạch liên quan đến cấp quốc gia;

+ Thứ tư, dự án đầu tư cần phải đắp ứng các tiêu chí về điều kiện tiếp cận thị trường, các điều kiện về số lượng thực hiện dự án đầu tư trên một đơn vị diện tích đất do cơ quan có thẩm quyền tại địa phương đó ban hành;…

>>>Tìm hiểu thêm: Thủ tục khám sức khỏe định kỳ

Thẩm quyền cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư IRC

Đầu tư là hoạt động có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng. Do đó cơ quan nhà nước sẽ giao cho một số cơ quan có thẩm quyền nhất định vai trò để quản lý việc đăng ký đầu tư của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước. Vậy cụ thể, Thẩm quyền cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư  thuộc về cơ quan nào, mời bạn đọc hãy cùng tìm hiểu nhé: 

Căn cứ theo quy định tại Điều 39 Luật Đầu tư 2020, Thẩm quyền cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư  thuộc về các cơ quan sau đây:

Thứ nhất, đối với các dự án đăng ký đầu tư trong các khu công nghiệp khu công nghiệp, khu công nghiệp cao, các khu chế xuất,… thẩm quyền thuộc về Ban quản lý tại nơi đó.

Thứ hai, đối với các dự án đầu tư mà nằm ngoài các khu vực nêu trên thì thuộc thẩm quyền của Sở Kế hoạch và Đầu tư các cấp.

Thứ ba, đối với các dự án đầu tư chẳng hạn như dự án đầu tư thực hiện tại hai đơn vị hay Hành chính cấp tỉnh trở lên, các dự án đầu tư trong và ngoài khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghiệp cao, khu chế xuất,… thì thẩm quyền thuộc về cơ quan đăng ký đầu tư nơi mà nhà đầu tư dự kiến đặt lên phòng điều hành đã đặt văn phòng điều hành.

Vấn đề “Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư IRC” đã được giải đáp cụ thể và chi tiết ở nội dung bên trên.

Tham khảo thêm:

Các câu hỏi thường gặp:

Trường hợp nào không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư?

Điều 37 Luật Đầu tư 2020 cũng quy định các trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:
Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước;
Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật Đầu tư 2020;
Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế.

Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là bao lâu?

Theo Điều 38 Luật Đầu tư 2020 quy định cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thời hạn sau đây:
05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của nhà đầu tư đối với dự án đầu tư không thuộc trường hợp theo quy định trên

5/5 - (1 bình chọn)