Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu gồm những gì?
Để thể hiện tính chủ quyền của mỗi quốc gia, khi có bất cứ hàng hóa nào suất nhập khẩu vào lãnh thổ quốc gia đó thì cần phải thông qua cơ quan hải quan. Khi đó, để được lưu thông hàng hóa hợp pháp, cá nhân, tổ chức cần phải chuẩn bị hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu theo quy định.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC, được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC, hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu gồm những giấy tờ sau đây:
– Thứ nhất, hồ sơ hải quan gồm có tờ khai hải quan theo quy định;
– Thứ hai, hồ sơ phải có các chứng từ, hóa đơn có giá trị thanh toán;
– Thứ ba, cần phải có các giấy tờ như giấy phép xuất khẩu, các chứng từ cho phép xuất khẩu do cơ quan có thẩm quyền cấp;
– Thứ tư, hồ sơ cần phải có các bảng biểu trong đó kê khai các nguyên liệu suất nhập khẩu theo quy định;
– Thứ năm, hồ sơ cần phải chứa giấy thông báo do cơ quan có thẩm quyền cấp về việc miễn kiểm tra hoặc thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành;
– Thứ sáu, cần phải cung cấp các chứng từ nhằm xác minh đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo quy định của quốc gia sở tại.,
– Thứ bảy, Các bên cần cung cấp hợp đồng ủy thác nếu có.
>>>Xem thêm: Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa
Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu gồm những gì?
Tương tự như đối với hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu và một quốc gia thì cần phải chuẩn bị một số giấy tờ, hồ sơ nhất định để cung cấp cho cán bộ hải quan nhằm hợp pháp hóa quá trình thông qua cửa khẩu. Nội dung này được quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC, được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC .
Cụ thể, hồ sơ hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu gồm những giấy tờ sau đây:
– Thứ nhất, hồ sơ bao gồm tờ khai hải quan theo mẫu quy định;
– Thứ hai, hồ sơ bao gồm các chứng từ, các vận đơn trong trường hợp vận chuyển hàng hóa thông qua các đường như đường hàng không, đường biển,… hoặc các giấy tờ khác có giá trị tương đương;
– Thứ ba, cần phải cung cấp các giấy tờ, hóa đơn thanh toán;
– Thứ tư, cần cung cấp các giấy phép đồng ý cho phép xuất nhập khẩu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Thứ năm, các chứng từ, giấy tờ có giá trị chứng nhận về nguồn gốc của hàng hóa; thứ sáu, các giấy tờ liên quan chẳng hạn như giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành, các bản kê khai nguyên vật liệu, các danh mục máy móc thiết bị cần thiết;
– Thứ bảy, cần cung cấp các hợp đồng ủy thác, hợp đồng mua bán nếu có,…
Trình tự thực hiện thủ tục hải quan
Thực tế, khi suất khẩu hay nhập khẩu hàng hóa thì việc khai báo với cơ quan hải quan là thủ tục không thể thiếu tại mỗi quốc gia. Vậy cụ thể, trình tự thực hiện thủ tục hải quan được quy định như thế nào, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé:
Bước 01: Cá nhân, tổ chức cần phải chuẩn bị một số hồ sơ giấy tờ cần thiết để nộp cho cơ quan hải quan.
Bước 02: Cá nhân, tổ chức cần phải đăng ký với các cơ quan hải quan trên hệ thống về việc xuất nhập khẩu hàng hóa.
Bước 03: Tiếp theo, cá nhân tổ chức, cần phải làm các thủ tục khai hải quan. Quy trình này cần phải thực hiện các thủ tục như kê khai các thông tin về hàng hóa xuất nhập khẩu, trị giá xuất nhập khẩu,… để gửi cho cơ quan hải quan.
Bước 04: Hệ thống sẽ xác nhận những thông tin này, đồng thời gửi kết quả phản hồi cho cá nhân, tổ chức làm hồ sơ trong thời gian nhất định.
Những thắc mắc về vấn đề “Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu” chúng tôi đã giải đáp cụ thể và chi tiết ở nội dung bên trên, hy vọng sẽ đem lại thông tin hữu ích cho quý độc giả.
Tham khảo thêm:
- Mẫu giấy phép xử lý chất thải nguy hại đúng quy định
- Download Mẫu hợp đồng thuê nhà ở đơn giản nhất
- Download Mẫu đơn ngừng kinh doanh hộ cá thể chuẩn quy định
Các câu hỏi thường gặp:
Thời hạn hoàn thành thành kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải (tính từ thời điểm người khai hải quan đã thực hiện đầy đủ các yêu cầu về làm thủ tục hải quan theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 16 Luật Hải quan):
+ Chậm nhất là 08 giờ làm việc đối với lô hàng xuất khẩu áp dụng hình thức kiểm tra thực tế một phần hàng hóa theo xác suất;
+ Chậm nhất là 02 ngày làm việc đối với lô hàng xuất khẩu áp dụng hình thực kiểm tra thực tế toàn bộ hàng hóa.
Trong trường hợp áp dụng hình thức kiểm tra thực tế toàn bộ hàng hóa mà lô hàng xuất khẩu có số lượng lớn, việc kiểm tra phức tạp thì thời hạn kiểm tra có thể được gia hạn nhưng không quá 08 giờ làm việc.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục hải quan
– Người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không
– Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục hải quan