Mẫu biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là gì?
Có thể thấy, để thực hiện một hành vi vi phạm hành chính cần có yếu tố vi phạm là tang vật hoặc phương tiện nào đó, có thể là tiền, vàng bạc, đá quý hoặc các giấy tờ có giá trị, phương tiện di chuyển như xe máy, ô tô, vv. Trong trường hợp này, người có thẩm quyền xử phạt được phép ra quyết định tạm giữ để phục vụ điều tra. Đối với những tang vật, phương tiện đó, người có thẩm quyền xử phạt thường phải lập biên bản tạm giữ, và mẫu biên bản được sử dụng là Mẫu MBB 03: Mẫu biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Mẫu MBB 03 được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền lập ra dưới sự quyết định thi hành Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với cá nhân vi phạm hành chính khi xác định có dấu hiệu của hành vi vi phạm hành chính, có thể là do lỗi cố ý của người đó. Mục đích của việc tạm giữ tang vật, phương tiện là để ngăn chặn và điều tra các hành vi đã thực hiện, và biên bản tạm giữ này cung cấp căn cứ hợp pháp để thực hiện nhiệm vụ này.
Xem thêm bài viết liên quan khác như Mẫu đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Hướng dẫn mẫu biên bản tạm giữ tang vật
Mẫu này được dùng để thực hiện biện pháp ngăn chặn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo quy trình hành chính quy định tại Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
(1) Ghi tên cơ quan có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Nếu người ra quyết định là Chủ tịch Ủy ban nhân dân, thì ghi tên cơ quan theo hướng dẫn về thể thức quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ về công tác văn thư.
(2) Ghi địa danh theo hướng dẫn về thể thức quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ về công tác văn thư.
(3) Ghi chức danh và cơ quan của người ra quyết định.
(4) Ghi chi tiết từng trường hợp: Nếu tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, thì ghi “tang vật, phương tiện vi phạm hành chính”; nếu tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề, thì ghi “giấy phép, chứng chỉ hành nghề”; nếu tạm giữ cả tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và giấy phép, chứng chỉ hành nghề, thì ghi “tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và giấy phép, chứng chỉ hành nghề”.
(5) Ghi họ và tên người đại diện theo pháp luật nếu là công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần; ghi họ và tên chủ doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp tư nhân; ghi họ và tên người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.
(6) Ghi chức danh của người đại diện theo pháp luật nếu là công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần; ghi chức danh chủ doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp tư nhân; ghi chức danh của người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.
(7) Ghi rõ lý do tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo từng trường hợp cụ thể quy định tại khoản 1 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính.
(8) Ghi rõ địa chỉ nơi tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
(9) Ghi họ và tên của cá nhân/người đại diện tổ chức bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
(10) Ghi họ và tên của cá nhân/tên của tổ chức bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
(11) Ghi họ và tên của cá nhân/tên của tổ chức có trách nhiệm chủ trì tổ chức thi hành Quyết định.
(12) Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được đóng dấu của cơ quan có thẩm quyền vào góc trên cùng bên trái của quyết định, nơi ghi tên cơ quan và số, ký hiệu của quyết định trong các trường hợp sau:
- Người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính không phải là người giữ chức danh lãnh đạo được đóng dấu trực tiếp lên chữ ký theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu.
- Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan quản lý nhà nước được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có căn cứ để cho rằng nếu không tạm giữ ngay thì tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu
Mời bạn xem thêm:
- Hướng dẫn đăng ký thế chấp tàu biển chi tiết năm 2024
- Download Mẫu biên bản bàn giao xe chuẩn quy định
- Dowload mẫu biên bản cưỡng chế thu hồi đất mới 2024
Câu hỏi thường gặp:
Căn cứ theo khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi điểm b khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 thời hạn tạm giữ tang vật tối đa là 07 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ.
Việc tịch thu tang vật được thực hiện dựa trên cơ sở dưới đây:
Trường hợp phải quy định tịch thu: là ma túy, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, vật có giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, bảo vật quốc gia, cổ vật, hàng lâm sản quý hiếm, vật thuộc loại cấm tàng trữ, cấm lưu hành.
Trường hợp khác: phải trên cơ sở có một trong các căn cứ sau đây:
Vi phạm được thực hiện do lỗi cố ý hoặc vi phạm có tính chất nghiêm trọng.
Vật, tiền, hàng hóa, phương tiện là tang vật trực tiếp của vi phạm hành chính hoặc được trực tiếp sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính, mà nếu không có vật, tiền, hàng hóa, phương tiện này, thì không thể thực hiện được hành vi vi phạm.
✅ Mẫu đơn: | Mẫu biên bản tạm giữ tang vật |
✅ Định dạng: | File Word, File PDF |
✅ Số lượng file: | 2 |
✅ Lượt tải: | +1200 |