Không báo cháy bị phạt bao nhiêu tiền?

Hương Giang, Thứ sáu, 29/12/2023 - 10:26
Phòng cháy chữa cháy là một trong những vấn đề nhức nhối trong cuộc sống hiện nay. Để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản, mỗi người dân đều phải cùng nhau chung tay thực hiện tốt các biện pháp phòng cháy chữa cháy để phòng ngừa rủi ro. Tuy nhiên, thực tế có nhiều trường hợp thấy cháy nhưng không báo. Vậy liệu hành vi này xét dưới góc độ pháp luật liệu có bị xử phạt không? Nếu có thi việc không báo cháy bị phạt bao nhiêu tiền? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

Không báo cháy bị phạt bao nhiêu tiền?

Công dân trong một nước có nghĩa vụ tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, đặc biệt là những lúc xảy ra hoạn nạn. Ấy vậy mà thực tế có nhiều trường hợp khi phát hiện ra các đám cháy có nguy cơ gây thiệt hại về tài sản, tính mạng, nhiều cá nhân đã phớt lờ không báo với cơ quan chức năng kịp thời.

Về vấn đề này, Điều 42 Nghị định 144/2021/ND-CP quy định hình thức xử phạt tiền trong trường hợp không khai báo vụ cháy như sau:

Thứ nhất, cá nhân vi phạm có thể đối diện với mức phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu thực hiện một trong các các hành vi chẳng hạn như không phát hiệu lệnh, không phát thông tin về vụ cháy, hoặc không thay thế phương tiện báo cháy đã bị hỏng,…

Thứ hai, cá nhân vi phạm có thể bị xử phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng nếu thấy cháy mà không báo hoặc có các hành vi bỏ mặc, cản trở việc báo cháy.

Nếu có hành vi báo cháy giả thì cũng sẽ áp dụng mức phạt trên.

Như vậy, đối với hành vi không báo cháy thì cá nhân có thể bị xử phạt từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng. Nếu tổ chức vi phạm thì sẽ tăng số tiền phạt lên gấp đôi.

Không báo cháy bị phạt bao nhiêu tiền?
Không báo cháy bị phạt bao nhiêu tiền?

Người phát hiện cháy phải báo cháy cho các cơ quan, đơn vị nào?

Cháy nổ là một trong những nguyên nhân gây ra thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng của con người. Chính vì vậy, ngay khi phát hiện đám cháy, cá nhân tổ chức có nghĩa vụ phải báo cáo lên các cơ quan đơn vị có thẩm quyền để kịp thời xử lý. Vậy cụ thể người phát hiện báo cháy phải báo cáo cho các cơ quan, đơn vị nào, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé:

Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Nghị định 136/2020/NĐ-CP về trách nhiệm báo cáo thông tin cháy nổ và tham gia chữa cháy như sau:

Thứ nhất, khi phát hiện ra đám cháy thì cá nhân tổ chức có nghĩa vụ phải báo ngay cho những người xung quanh biết bằng mọi cách, đặc biệt phải báo cho các đơn vị liên quan chẳng hạn như cảnh sát chữa cháy, công an, chính quyền địa phương, đội dân phòng,…

Thứ hai, các cơ quan này khi nhận được thông tin về vụ cháy thì phải lập tức triển khai các công tác để xử lý đám cháy, đồng thời báo cho các đơn vị khác nếu cần hỗ trợ. 

Thứ ba, nếu không thuộc thẩm quyền của mình thì cần phải báo nhanh chóng cho cơ quan, đơn vị gần nhất với đám cháy để kịp thời thực hiện nhiệm vụ.

Trong trường hợp cần thiết thì có thể xin ý kiến của cơ quan cấp trên về việc điều động lực lượng tham gia chữa cháy.

Thứ tư, những đối tượng có mặt tại nơi phòng cháy chữa cháy phải tìm mọi cách để ngăn chặn đám cháy, cứu giúp những người gặp hoạn nạn, không gây cản trở đến lực lượng phòng cháy chữa cháy. 

Thứ năm, các lực lượng liên quan như đội ngũ công an, dân quân tự vệ, đội tế, môi trường,… cũng cần phải có mặt tại hiện trường để ứng cứu kịp thời.

>>>Tham khảo: Quy trình xử lý quân nhân đào ngũ

Báo cháy giả có vi phạm pháp luật không?

Gần đây, liên tiếp các vụ cháy nổ xảy ra khiến cho không ít người hoang mang lo sợ. Tuy nhiên, thực tế cơ quan phòng cháy chưa cháy cúm tiếp nhận nhiều trường hợp báo cháy giả. Vậy sẽ như cấp độ pháp luật, hành vi báo cháy giả có vi phạm pháp luật không, hãy cùng chúng tôi theo dõi nhé:

Theo quy định của luật phòng cháy và chữa cháy, các hành vi bị nghiêm cấm trong công tác phòng cháy chữa cháy bao gồm: 

Thứ nhất, Nghiêm cấm các hành vi cố ý làm cháy nổ gây thiệt hại đến cộng đồng.

thứ hai, các hành vi gây cản trở đến hoạt động của lực lượng phòng cháy chữa cháy. Thứ ba, nghiêm cấm việc lợi dụng đám cháy để xâm phạm tính mạng tài sản của con người. Thứ tư, nghiêm cấm hành vi báo cháy giả. Thứ năm, nghiêm cấm các cá nhân tổ chức tàng trữ, sản xuất các chất dễ gây cháy nổ.

Thứ sáu, nghiêm cấm các hành vi gây hủy hoại các thiết bị phòng cháy chữa cháy, gây cản trở lối thoát hiểm. 

Thứ bảy, việc thi công các công trình cần đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy đúng quy định, cần trang bị đầy đủ các thiết bị phòng cháy chữa cháy, các lối thoát nạn,…

như vậy, có thể thấy hành vi báo cháy giả là một trong những hành vi bị pháp luật nghiêm cấm, cá nhân tổ chức nào có hành vi vi phạm có thể bị xử phạt tùy theo từng trường hợp cụ thể.

Vấn đề “Không báo cháy bị phạt bao nhiêu tiền?” đã được giải đáp cụ thể và chi tiết ở nội dung bên trên.

Tham khảo thêm:

Các câu hỏi thường gặp:

Thông tin báo cháy và chữa cháy được quy định như thế nào?

Tại Điều 32 Luật Phòng cháy, chữa cháy 2001 được sửa đổi bởi khoản 21 Điều 1 Luật Phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013 có quy định về thông tin báo cháy và chữa cháy như sau:
– Thông tin báo cháy bằng hiệu lệnh hoặc bằng điện thoại.
– Số điện thoại báo cháy được quy định thống nhất trong cả nước là 114.
Phương tiện thông tin liên lạc phải được ưu tiên để phục vụ báo cháy, chữa cháy.

Báo cháy giả bị phạt bao nhiêu tiền?

Cá nhân có hành vi báo cháy giả thì có thể bị phạt tiền từ 4.000.000 đến 6.000.000 đồng. Đối với tổ chức thì mức phạt tiền sẽ là từ 8.000.000 đến 12.000.000 đồng.

5/5 - (1 bình chọn)