Điều kiện tặng cho quyền sử dụng đất
Người sử dụng đất được thực hiện quyền tặng cho quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
- Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật Đất đai 2013;
- Đất không có tranh chấp;
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
- Trong thời hạn sử dụng đất.
Thủ tục cha mẹ cho con nhà đất năm 2024
Bước 1: Lập hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
Bước đầu tiên trong thủ tục bố mẹ cho con nhà đất là soạn thảo và lập một hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất. Tùy từng trường hợp cụ thể, nhu cầu tặng cho đất có thể khác nhau, bao gồm việc tặng cho một phần hoặc toàn bộ đất, và có thể bao gồm cả tài sản gắn liền với đất. Nội dung hợp đồng cần đảm bảo một số điều khoản cơ bản theo quy định pháp luật.
Bước 2: Công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
Theo quy định, hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất phải được công chứng hoặc chứng thực:
- Các bên lựa chọn một tổ chức hành nghề công chứng tại địa bàn tỉnh nơi có đất.
- Công chứng viên tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ tặng cho đất đai. Nếu hồ sơ không đạt yêu cầu, công chứng viên sẽ yêu cầu bổ sung, sửa đổi. Nếu hồ sơ đạt yêu cầu, công chứng viên sẽ hẹn thời gian ký kết văn bản.
- Công chứng viên giải thích quyền, nghĩa vụ và hậu quả pháp lý cho các bên, kiểm tra năng lực hành vi dân sự và hướng dẫn ký kết, điểm chỉ vào hợp đồng trước mặt công chứng viên. Sau đó, công chứng viên sẽ ký nhận vào hợp đồng và lời chứng.
- Hồ sơ được chuyển để đóng dấu, lấy số công chứng và sau khi thu phí, hồ sơ sẽ được trả lại cho các bên ký kết.
Bước 3: Khai thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ
Cha mẹ tặng cho đất cho con cái được miễn thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ. Tuy nhiên, dù được miễn, việc khai thuế và lệ phí trước bạ vẫn phải thực hiện theo quy định:
- Cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản phải khai thuế theo từng lần phát sinh, kể cả trường hợp được miễn thuế (khoản 3 Điều 16 Thông tư 156/2013/TT-BTC).
- Lệ phí trước bạ được khai theo từng lần phát sinh. Tổ chức, cá nhân có tài sản thuộc đối tượng chịu lệ phí trước bạ phải kê khai và nộp hồ sơ khai lệ phí trước bạ cho Cơ quan Thuế khi đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng (Khoản 1 Điều 10 Nghị định 140/2016/NĐ-CP).
Bước 4: Thực hiện thủ tục sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Sau khi có hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất đã được công chứng/chứng thực, có thể tiến hành thủ tục đăng ký sang tên tại Văn phòng đăng ký đất đai theo quy định tại Điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ-CP:
- Nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất. Nếu chỉ tặng cho một phần quyền sử dụng đất, cần đề nghị Văn phòng đăng ký đất đai tiến hành đo đạc tách thửa trước.
- Văn phòng đăng ký đất đai xác định hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, thực hiện các công việc sau: xác định nghĩa vụ tài chính của người yêu cầu, ghi nhận nội dung biến động và cập nhật thông tin vào hồ sơ địa chính.
- Hồ sơ bao gồm: đơn yêu cầu đăng ký biến động, hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất đã công chứng/chứng thực, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bản gốc (theo Khoản 2 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, sửa đổi bổ sung tại Thông tư 33/2017/TT-BTNMT).
- Thời hạn giải quyết: không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, hoặc không quá 20 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn (theo khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP). Thời gian này không tính các ngày nghỉ, ngày lễ, thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính, thời gian xem xét xử lý vi phạm pháp luật và thời gian trưng cầu giám định.
Như vậy, việc cha mẹ tặng cho đất cho con cần thực hiện theo trình tự thủ tục nêu trên theo quy định pháp luật.
Bố mẹ tặng cho quyền sử dụng đất cho con chưa thành niên được không?
Theo Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015, người chưa thành niên được quy định như sau:
- Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
- Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
- Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ các giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
- Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và các giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
Theo quy định trên, người chưa đủ 18 tuổi không thể tự mình giao dịch bất động sản. Trong trường hợp này, cần phải có người đại diện theo pháp luật để xác lập và thực hiện giao dịch.
Điều 136 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về đại diện theo pháp luật của cá nhân:
- Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
- Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.
- Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
- Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Ngoài ra, khoản 3 Điều 141 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về phạm vi đại diện: “Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”
Do đó, nếu đất là sở hữu chung của hai vợ chồng, việc tặng cho quyền sử dụng đất cho con chưa thành niên không thể thực hiện được khi bố mẹ vừa là bên tặng cho lại vừa đại diện cho bên nhận tặng cho.
Tuy nhiên, nếu đất thuộc quyền sở hữu riêng của vợ hoặc chồng, người còn lại hoàn toàn có thể đại diện cho con để thực hiện giao dịch nhận tặng cho. Khi con đủ 18 tuổi, con sẽ có toàn quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật và được đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Mời bạn xem thêm:
- Xử lý vi phạm quy định về lối thoát nạn trong phòng cháy và chữa cháy
- Mồ côi cha mẹ có phải đi nghĩa vụ quân sự không?
- Cha mẹ có được làm người bào chữa cho con hay không?
Câu hỏi thường gặp:
Căn cứ Điều 459 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hình thức tặng cho quyền sử dụng đất như sau:
Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.
Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.
Trong trường hợp tặng cho có điều kiện, bố mẹ có những quyền sau khi cho con đất:
Yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tậng cho.
Đòi lại quyền sử dụng đất đã tặng cho và yêu cầu bồi thường thiệt hại trường hợp bên được tặng cho không thực hiện nghĩa vụ sau khi đã được tặng cho quyền sử dụng đất.
Nghĩa vụ của bên được tặng cho bao gồm:
Tham gia thực hiện các thủ tực đăng ký nhận quyền sử dụng đất tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật đất đai;
Thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng theo thỏa thuận với bên tặng cho;
Thực hiện các nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất sau khi nhận tặng cho quyền sử dụng đất.
❓ Câu hỏi: | Thủ tục cha mẹ cho con nhà đất năm 2024 |
📰 Chủ đề: | Luật |
⏱ Thời gian đăng: | 27/06/2024 |
⏰ Ngày Cập nhật: | 27/06/2024 |